LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em cần làm gì để có những phẩm chất đạo đức đep

Em cần làm gì để có những phẩm chất đạo đức đep HELP ME
sấp thi r
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
475
1
0
duc-anh.le17
03/09/2020 09:39:08
+5đ tặng
1. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con Người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Về những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm:

Một là, với đất nước, dân tộc phải: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Hai là, với mọi người phải: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”.

Ba là, với mình phải thực sự: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
duc-anh.le17
03/09/2020 09:39:19
+4đ tặng
2. Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới

Trung với nước, hiều với dân

Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất, quan trọng nhất, bao trùm nhất.

Trung, hiếu là những khái nhiệm đã có trong tư tuởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới. Trước kia trung là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung chủ yếu của Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân đất nước. Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”; thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước. Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy. Cụ thể hơn, Trung với nước là:

Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.

1
0
duc-anh.le17
03/09/2020 09:39:27
+3đ tặng

Yêu thương con người

Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Phẩm chất đó là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghiã nhân đạo cộng sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự thể nghiệm của Hồ Chí Minh qua hoạt động cách mạng thực tiễn. Nói về tình yêu thương con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phân tích ở những luận điểm sau:

Tình yêu thương là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu da, dân tộc,…Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng một ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

1
0
duc-anh.le17
03/09/2020 09:39:35
+2đ tặng

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là mối quan hệ “với tự mình”. Đây là nét đặc trưng của đạo đức cách mạng theo quan điểm của Người, một phẩm chất đạo đức trung tâm, gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là những khái niệm đạo đức truyền thống được Hồ Chí Minh cải biến, đưa vào những nội dung và yêu cầu mới. Các phạm trù đạo đức đó đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ rất cụ thể và dễ hiểu với mọi người.

Cần là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư