Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ

Câu 1 (8,0 điểm)
Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ. (G.Welles)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên
Câu 2 (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tính người trong đó
Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
710
2
0
Nhi Wannable
21/12/2019 10:43:03

Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ
Trong cuộc sống, ai cũng từng phải mắc sai lầm để rồi trưởng thành, đúng vậy, chúng ta vui, chúng ta buồn, chúng ta hạnh phúc, chúng ta vấp ngã, chúng ta chán nản, chúng ta thất bại, vậy có ai trong số chúng ta quật cường đứng lên sau lần vấp ngã, hay thành công sau thất bại? Không ai sinh ra đã là hoàn mỹ cả, chỉ cần trong cái hoàn mỹ của họ có một vết xước cho dù là nhỏ nhất thì họ cũng không hoàn mỹ. Đúng thế, họ cũng phải trải qua những cảm xúc lẫn lộn, những lúc khó khăn, gian nan để có thể tôi luyện thành con người có tiềm lực trong tương lai. Cho nên chúng ta cũng không cần ghen tị hay tự ti, họ thành công tại sao chúng ta không thể thành công? Bởi vì bản thân chúng ta không có niềm tin vào chính mình hay bởi vì chúng ta không có ý chí, không có kiên cường. Ông cha ta đã từng nhắc nhở nhau: “Thất bại là mẹ thành công” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”
Cho dù là cổ đại hay hiện đại thì hai câu bất hủ này vẫn luôn đúng với mọi hoàn cảnh với mọi con người. Có phải bạn đang nghĩ rằng tại sao hai câu thật mâu thuẫn mà lại đi chung với nhau? Tuy chúng mâu thuẫn nhưng lại đúng khi con người đang đứng trên đỉnh cao của thành công mà bị ngã chỏng vó chẳng khác nào con người ta đang sung sướng trên thiên đường phút chốc lại rớt xuống mười tám tầng địa ngục vậy. Nhưng tại sao lại vậy? Muốn hiểu hết rõ ràng thì trước tiên chúng ta phải hiểu vì sao “thất bại là mẹ thành công”? Cuộc đời luôn luôn công bằng, chưa ưu ái ai bao giờ, cuộc đời luôn cho chúng ta cơ hội, luôn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhưng khi nhìn người khác thành công còn mình lại thất bại thì cũng đừng oán trách cuộc đời bất công, vì sao họ cũng như mình mà họ lại vinh quang còn mình lại hèn mọn như thế? Bởi vì mình không có bản lĩnh như người ta, bởi vì mình không biết được người ta phải trải qua bao lần vấp ngã mà tự đứng lên, bao nhiêu lần thất bại mà làm lại từ đầu để đi đến bước thành công này. Thậm chí còn có người bị bất hạnh về thân thể nhưng họ vẫn thành công đấy thôi. Có trách cũng là do họ thành công trước mình thôi. Nếu mình có thể tự đứng lên sau vấp ngã, có thể không chán nản khi gặp thất bại thì không cần ghen tị hay oán trách, mình đã thành công. Nhưng làm được như vậy có mấy ai? Có người như chim sợ cành cong, sợ hãi mà rút lui, nhưng đáng mừng thay, có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu để không phải thất bại nữa
Không phải nói đâu xa, đã có không ít những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công. Ví dụ như thần đồng Mạc Đĩnh Chi, được gọi là thần đồng nhưng cái giá cậu trả cũng không nhỏ để xứng với chức danh thần đồng. Là cậu bé nghèo, cậu và mẹ luôn bị người khinh rẻ, vì thế cậu luôn ra sức học tập. Không lúc nào Mạc Đỉnh Chi ngơi đọc sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học thì mượn thầy mượn bạn. Không có tiền mua nến để đọc sách thì cậu đốt củi, hết củi thì lấy lá rừng đốt lên mà học, vô cùng gian khổ nhưng cậu không nản chí. Do nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh, chẳng bao lâu Mạc Đỉnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học xứ Hải Đông. Khoa thi Giáp Thìn, thi hội, Mạc Đỉnh Chi đổ Hội nguyên, thi đình, ông được chấm đỗ Trạng nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông liền làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Vua xem xong khen là thiên tài, mới cho đậu Trạng nguyên.
Và đây cũng là một tấm gương sáng chói đáng để chúng ta noi theo, thầy Nguyễn Ngọc Kí, nói đến thầy thì ta cũng phải bội phục trước nghị lực kiên cường của thầy. Lên bốn tuổi, thầy bị liệt hai tay, bảy tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của thầy chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và thầy đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy,thầy đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thanh niên Việt Nam noi theo. Không gì là không thể mà là bạn có dám đối đầu với thách thức hay không.
Giờ các bạn có thể rõ ràng “Thất bại là mẹ thành công” là như thế nào rồi phải không? Chỉ khi chúng ta thất bại thì chúng ta mới thành công. Đây là điều mà cuộc đời muốn tặng bạn, và khảo nghiệm bạn khi bạn thành công. Vì khi đó bạn đã có đủ năng lực để bước đến đỉnh cao thành công. Nhưng chưa đủ, nghị lực và kiên cường tất nhiên phải có, nhưng khi đứng trên đỉnh cao bạn có ngẫm lại bạn đã từng là một con người như thế? Đây có lẽ là thử thách lớn nhất của đời người, như đã nói: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
Thành công lớn nhất là thành quả tuyệt vời mà con người dồn hết công sức, hi vọng và tâm huyết. Nhưng đối mặt với thành công ấy, nắm được thành công ấy trong tay lại chính là một thách thức vô cùng lớn. Đó là con người dễ ngủ quên trong chiến thắng mà quên rằng “thất bại là thành công” nhưng “thành công cũng sẽ thất bại”. Chúng ta thành công nhất thời không có nghĩa là chúng ta sẽ thành công cả đời. Thành công cho ta niềm hạnh phúc, tự hào và vinh quang, nhưng nó sẽ kéo dài bao lâu? Trong khi đó, bên ngoài kia thế giới vẫn không ngừng thay đổi, không biết bao nhiêu thành công tiếp nối nở rực, liệu ta có cho phép mình tận hưởng chiến thắng trong bao lâu, liệu ta có ngủ quên trong ánh hào quang ấy và biết khi nào thành công dù là lớn nhất của ta trở thành dĩ vãng tụt lại phía sau?
Ta thành công không có nghĩa là người khác sẽ không thành công. Cho dù là ta biết cái giá phải trả là không nhỏ mới có thể đi đến thành công. Ta sẽ cho phép ta tự tin nhưng không vì thế mà ta tự phụ. Những gì ta nghĩ ta làm được thì người khác có thể sẽ làm được. Cho nên thành công cũng được hay không thành công cũng vậy, đều không cho phép chúng ta vì thất bại hay chỉ là sự mê hoặc nhất thời mà tụt dốc, trì trệ.
Không những thế, khi thành công thì sẽ dễ bằng lòng với kết quả, thiếu ý chí phấn đấu, đúng vậy, hầu hết đây là tâm lí của con người khi họ thành công. Họ sẽ không nghĩ đằng sau nó là cái gì mà họ chỉ nghĩ rằng “ta đã thành công, ta đã hoàn thành được mục tiêu của mình, ta cũng không cần cố gắng làm gì, dù sao ta cũng sẽ không thất bại”. Thật đáng buồn! Tại sao họ không ngẫm lại có thành công thì vẫn sẽ có thất bại hay là thành công rồi làm cho con người tự kiêu, tự đại. Bạn nghĩ bạn là thiên tài? Cho dù là thiên tài cũng phải thất bại mới trở thành thiên tài thực thụ. Bạn không phải là thiên tài vậy thì tự đại cái gì, chỉ là thành công nhất thời mà buông bỏ như vậy cố gắng phấn đấu tới giờ là để làm gì? Ngoài kia, không chỉ một mình bạn là thành công mà là vô số nhưng mấy ai sẽ kiên trì đến cùng? Mà vô số thành công của người ta cũng có thể đè bẹp bạn thất bại đến thảm hại. Bạn liệu có chấp nhận sự thất bại này không? Không lẽ bạn đi đến bước này chỉ là để quay về con số không?
Vậy ngược lại thì như thế nào? Khi thành công rồi bạn sẽ không vì thế mà buông bỏ để hưởng thụ và vẫn tiếp tục theo đuổi. Thật đáng mừng, bạn đã thành công? Nhưng bạn có chắc rằng bạn sẽ thành công? Bạn theo đuổi thành công bằng chính tham vọng, bằng chính thủ đoạn? Bạn có nghĩ trước rằng khi thành công bạn sẽ ra sao hay không? Tất cả phụ thuộc vào chúng ta . Vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng cố gắng, không ngừng quyết tâm thì có thể dễ dàng chạm tới thành công. Là một học sinh chúng ta cũng cần phải cố gắng rất nhiều đừng vì 1 bài toán khó hay 1 bài văn dài mà dễ nản lòng giữ được bản thân khiêm nhường, ý chí, kiên trì khi thành công rực rỡ còn khó khăn hơn cả khi gặp thất bại.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nhi Wannable
21/12/2019 10:45:32

Có ý kiến cho rằng, đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tính người trong đó
Từ cảm nhận về bài thơ ""Nói với con"" của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.
Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:
"Người đng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.
Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:
Người đng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình.
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư