Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
28/12/2019 20:52:00

Kể lại 1 câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm

3 trả lời
Hỏi chi tiết
628
6
0
Trần Hữu Việt
28/12/2019 20:53:12

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòngSông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Đông
28/12/2019 20:55:33

 

Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện để mãi mãi khắc ghi. Tôi cũng có một câu chuyện như vậy, cho tới tận bây giờ tôi vẫn luôn ghi nhớ câu chuyện ấy. Chuyện của năm về trước, về một lời nói dối mãi mãi không thể quên. 

Khi ấy, tôi bảy tuổi đang là một cô bé hồn nhiên tinh nghịch. Em gái tôi mới ba tuổi, con bé ngoan và dễ tính. Tôi có một gia đình nhỏ bé, không quá đủ đầy nhưng ấm no, hạnh phúc. Cuộc sống cứ êm đềm như vậy, ba mẹ đi làm còn chị em tôi đi học, về nhà sẽ tranh thủ phụ những việc nhỏ nhặt. Gần cuối năm ấy, ba chợt vắng nhà nhiều. Có bận, ông đi đâu đó cả tháng trời không về nhà. Mẹ thỉnh thoảng cũng không ở nhà, chị em tôi đều gửi ông bà chăm nom. Có lần tôi cũng hỏi mẹ:

 

- Ba bận việc gì sao mẹ? Con không gặp ba nhiều như lúc trước. 

Mẹ nhìn tôi một lúc, có vẻ không biết trả lời sao cho phải. Mãi sau, mẹ mới nói: 

- Ba đang bận công việc, gần cuối năm rồi, ba phải tranh thủ để còn ăn Tết với gia đình mình chứ! 

Nghe vậy, tôi đinh ninh ba bận rộn lắm. Mỗi lần ba về nhà tôi lại thấy ông gầy đi một chút, tiều tùy đi một chút. Càng như vây, tôi càng thương và lo cho ba hơn nên không dám đòi ba như trước. Khi ba vắng nhà quá lâu, ông sẽ gọi điện về nhà. Dần dần thành quen. Ba gầy yếu đi, mẹ dường như cũng xanh xao hơn dạo trước. Có lần, tôi thấy mẹ ngồi trong phòng, cầm tờ giấy gì đó, lặng lẽ khóc. Lúc ấy, tôi giật mình, lòng lo lắng không thôi. Bài kiểm tra tuần trước tôi lười học nên bị điểm kém, tôi đã cố ý giấu đi rồi nói dối mẹ. Có phải mẹ phát hiện ra bài kiểm tra đó hay không? Mẹ thất vọng vì kết quả học tập hay sự lừa dối của tôi ư? Nội tâm giằng xé hồi lâu, cuối cùng tôi quyết định bước vào phòng. Tôi khẽ gọi: 

- Mẹ! 

Mẹ giật mình quay ra nhìn tôi, vội vàng lau đi những giọt nước mắt. Tôi càng khẳng định mẹ buồn vì mình, không nhịn được liền lao vào lòng mẹ, bật khóc: 

- Con xin lỗi, con không nên giấu mẹ bài kiểm tra bị điểm kém. Con hứa lần sau học hành chăm chỉ, sẽ để cho ba mẹ tự hào về con... Tôi thấy vòng tay ôm chặt của mẹ hình như hơi run run, mẹ cũng khóc theo tôi. Tôi cứ òa khóc như vậy cho tới khi mệt lả mà ngủ thiếp đi. 

Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi đã nằm trên giường của mình. Không lâu sau đó, ba chuyển về nhà và không đi ra ngoài nữa. Tôi vui mừng khôn xiết, cuối cùng tôi không còn phải xa cách nhiều ngày như vậy nữa. Nhưng nhìn ba gầy đi nhiều, không còn khỏe mạnh, dáng đi cũng không còn vững vàng mà phải nhờ bác hai và bác cả dìu vào phòng tôi chợt thấy sợ hãi. Trở về nhà, ba cứ luôn nằm trên giường như vậy, không ra ngoài. Có những khi tôi chỉ dám len lén đứng ngoài cửa phòng nhìn vào. Thấy bác sĩ hay đến tiêm thuốc, tôi đoán rằng ba bị ốm nên ngoan ngoãn không dám làm phiền ba nghỉ ngơi. Một hôm, như thường lệ, tôi lén lút nhìn trộm qua khe cửa xem ba đang làm gì thì nghe tiếng ba gọi: 

- Vào đây con!

Tôi mừng rỡ chạy vào trong, leo lên ghế nhựa cạnh giường hỏi ba: 

- Ba ơi, ba đỡ hơn chưa ạ? Ba mỉm cười xoa đầu tôi, giọng ấm áp:

- Ba đỡ hơn nhiều rồi, con gái ngoan. Nghe được câu trả lời lòng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều. Tôi cứ ngồi trò chuyện với ba như vậy, ba nói thật nhiều về chuyện tương lai với tôi. Cuối cùng ông dặn:

- Sắp tơi, ba phải đi đến một nơi thật xa trong một khoảng thời gian dài. Có thể khi con trưởng thành rồi ba mới quay về với con. Con có thể hứa với ba, trong thời gian ba vắng nhà con sẽ học tập tốt, thay ba chăm sóc em và mẹ được không? 

Khi ấy tôi chưa hiểu ý nghĩa câu nói của ba, chỉ cho rằng ba phải đi xa và nhờ tôi chăm nom gia đình, tôi không do dự mà gật đầu ngay: 

- Được chứ ạ. Con sẽ chăm sóc em và mẹ chu đáo. Ba về nhớ mua quà cho con nha. 

- Chắc chắn rồi. Con phải hứa không được đòi ba với mẹ đấy nhé! - Ba ngoắc tay với tôi. Đó là cách mà ba con tôi cam kết lời hứa.

Một lát sau, ba nói ba hơi mệt, kêu tôi ra ngoài chơi. Tôi ngoan ngoãn về phòng của mình. Sau ngày hôm đó, tôi không gặp lại ba. Mẹ đem bức ảnh ba cười thật ấm áp đặt lên trên cao, nói:

- Trong thời gian ba đi vắng, bức ảnh này thay thế cho ba. 

Mọi người đến nhà lại hay nhìn chị em tôi, lặng lẽ lau nước mắt. Tôi không hiểu vì sao người lớn lại kỳ lạ như vậy, cứ thường hay khóc. Em gái tôi còn nhỏ, dù nhiều lần tôi nói với nó ba đi vắng nó vẫn hay khóc nhè đòi ba. Những lúc ấy, con bé khóc, mẹ cũng khóc theo. Có lúc tôi cũng khóc vì ba mãi chẳng trở về. Nhiều lần nhớ ba tôi lại trèo lên ghế, nhìn bức ảnh mà hỏi trong vô thức:

- Khi nào thì ba mới về? Con và em, cả mẹ nữa nhớ ba nhiều lắm! 

Nhiều năm trôi qua, cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy. Tôi vẫn luôn chờ ba, vì ba đã hứa sẽ quay về. Tôi mong mình lớn thật nhanh để được gặp ba. Nhưng không, cho tới năm mười bốn tuổi tôi mới hiểu hết mọi chuyện. Ba đã đến một nơi rất xa làm sao có thể quay lại được nữa? Năm đó ba nói như vậy chỉ để tôi an tâm mà lớn lên. Tang lễ của ba ngày xưa cũng diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Sau này tôi hỏi mẹ, mẹ nói:

- Ba không muốn con nghĩ rằng mình lớn lên mà không có ba như bạn bè, sẽ buồn bã tự ti nên trước khi đi dặn mọi người làm như vậy. Ba nói dối con là không đúng, nhưng ông ấy chỉ muốn con có một tuổi thơ trọn vẹn.

Hiểu chuyện, tôi đau đớn rất nhiều. Lại từng trách ba nói dối tôi, rõ ràng khi còn nhỏ ba luôn dạy tôi phải trung thực, phải biết giữ lời hứa. Lời nói dối ấy theo tôi nhiều năm, trở thành niềm tin của tôi. Bây giờ, ngay cả khi trưởng thành hơn, câu nói ấy của ba vẫn luôn là chỗ dựa tinh thàn cho tôi, khiến tôi tin rằng ông luôn ở bên cạnh tôi. Không phải lời nói dối nào cũng là xấu xa, có những lời nói dối đem lại sức mạnh cho cả một cuộc đời. Đừng vội vàng oán trách ai đó vì đã dối gạt bạn, biết đâu đó lại là nhưng lời nói dối chân thành tốt đẹp.

2
0
★๖ۣۜYυ★
28/12/2019 21:09:42

Trong cuộc đời của mỗi người sẽ có vô vàn kỉ niệm có thể là vui hoặc buồn, có thể là hạnh phúc hoặc đau khổ, cũng có cả ngàn vạn khuôn mặt chúng ta sẽ bắt gặp dù ấn tượng hay nhạt nhòa. Thế nhưng với tôi câu chuyện về người thầy người mẹ vĩ đại vẫn còn như đang sống trong trái tim mình. Và tôi tin rằng đó sẽ là những kỉ niệm đến suốt cuộc đời tôi vẫn không thể nào quên được.

Năm tôi học lớp 5 vì một biến cố gia đình mà tôi chuyển hẳn về quê sống với ngoại để mẹ đi làm ăn xa. Phải chuyển từ một môi trường vốn đã quen thầy quen bạn để đến với một nơi vừa xa lạ vừa lạ lẫm với tôi là một điều vô cùng khó khăn. Cộng với những xáo trộn trong gia đình khiến bản thân tôi trở nên khép kín lì lợm và đôi khi hiếu thắng.

Tôi về học trường tiểu học ở quê ngoại và đây cũng là khởi nguồn cho những kỉ niệm mang theo suốt cả cuộc đời. Tôi được phân vào lớp cô Lan, giáo viên dạy Ngữ văn. Cô Lan là một người phụ nữ cao gầy mảnh khảnh, tóc dài đến ngang lưng. Cái mái tóc mà chúng tôi đến giờ vẫn còn nhớ mái tóc huyền thoại đẹp đến lạ lùng.

Hôm ấy tôi được cô dẫn vào lớp giới thiệu với các bạn “ Cô xin giới thiệu thành viên mới bạn Nga mới chuyển từ thành phố về. Sau này bạn sẽ về đây học cùng mọi người. Cô hi vọng các em sẽ giúp đỡ bạn”. Nói rồi cô xếp tôi ngồi ở bàn thứ 3 từ trên xuống dãy trong cùng.

Vốn bản tính ngang ngạnh lại phải bắt đầu một môi trường mới tính tôi có đôi chút xa cách với bạn học. Tôi chẳng nói chuyện với ai cũng chẳng tiếp xúc với ai mỗi giờ ra chơi tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn hoặc lẳng lặng ngắm các bạn chơi ngoài sân.


Mấy lần cô Lan để ý cô đều xuống hỏi han tôi xem có phải vì chưa thích ứng được hay có khúc mắc gì. Tôi chỉ đáp hờ “ KHông sao ạ! Em không thích chơi!”.

Cô xoa đầu tôi và bảo “Ngoan nào, chơi với các bạn con sẽ thấy đỡ buồn hơn”, hay “Có gì con cứ nói với cô nhé, cô sẽ giúp con giải tỏa”. Ở trong tâm trí đứa trẻ như tôi làm gì có nhiều tâm sự đến thế cũng chẳng hiểu phải chia sẻ thế nào. Tôi vẫn học tập vẫn đến trường bình thường. Tôi không có cảm xúc gì đặc biệt với cô chỉ nhớ rằng chữ cô rất đẹp và giọng cô cực kì ấm áp.

Rồi một hôm, cũng như bao buổi lên lớp khác cô đang giảng bài. Còn tôi thì mải miết với suy nghĩ của chính mình. Tôi nhớ đến kỉ niệm cái ngày gia đình tôi chưa đến mức như bây giờ bố mẹ tôi còn đưa tôi đi công viên, đi đu quay ăn những món đồ ăn đầy hấp dẫn. Tâm trí tôi đang phiêu lãng ở một nơi thật xa. Bỗng có tiếng bạn gọi mình “Nga cô gọi bạn trả lời kìa”. Tôi ấp úng đứng dậy mà chẳng hiểu cô đang hỏi mình điều gì. Tôi đứng im như trời trồng mặt cúi gắm xuống bàn. Cô Lan chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở “Nga từ giờ chú ý bài giảng nhé con!” Rồi cho tôi ngồi xuống. Sau buổi hôm ấy tôi bắt đầu thấy xấu hổ với bạn bè. Và cũng không còn lơ đãng nữa.

Hôm nay đầu tuần như thường lệ chúng tôi sẽ có một tiết ngữ văn. Cô Lan vào lớp giảng bài về tình yêu thương gia đình. Cô giảng bài say sưa về thiên chức làm mẹ tuyệt vời thế nào. Cô đặt câu hỏi cho cả lớp hãy tìm một câu ca dao nói về thiên chức làm mẹ. Cái này đơn giản quá tôi đã từng nghe bà ngoại nói rồi. Tôi giơ tay thật nhanh và như ý mình cô Lan gọi tôi đứng dậy trả lời. KHông chút ngần ngại tôi đọc to rõ ràng: “Đàn bà mà chẳng có con/ Khác gì hoa nở trên non một mình”. Tôi thật đắc ý dưới con mắt trầm trồ của các bạn còn cô Lan tôi thấy cô có gì đó thoáng buồn. Nhưng chỉ là suy đoán mà thôi. Cô cho tôi ngồi xuống và khen tôi rất chịu khó sưu tầm ca dao tục ngữ.


Từ hôm ấy tôi như tìm lại được chính mình vui vẻ hơn, hòa đồng hơn. Nhưng cũng từ hôm ấy tôi thấy tiết ngữ văn của cô Lan đã được thay thế bằng cô giáo khác. Hóa ra cô Lan bị ốm nên phải nghỉ ngơi nên nhờ cô giáo khác đứng lớp.

Bẵng đi một tuần chúng tôi không còn thấy cô xuất hiện nữa bản tính tò mò khiến tôi muốn lên phòng họp giáo viên để hỏi về cô. Tôi đứng sau cánh cửa nghe câu chuyện của hai cô giáo bên trong mà thấy tội lỗi vô cùng: “Khổ thân cái Lan quá. Xinh đẹp là thế mà chẳng nổi một mụn con. Bao nhiêu năm lấy chồng vẫn đi đi về về mình. Chữa chạy bao nhiêu mà cũng vô ích”.

Chẳng hiểu sao giọt nước mắt trong hốc mắt bỗng nhiên rơi xuống bỏng rát. Hóa ra tôi đã vô cùng khoét sâu thêm nỗi đau của cô bằng sự ngây thơ vô tâm của mình. Tôi hứa với bản thân sẽ phải tìm cơ hội xin lỗi cô.

Một tuần sau cô Lan lại lên lớp như thường. Chỉ khác là giờ tôi nhìn cô luôn rụt rè và tràn đầy xấu hổ. Hôm đó cuối giờ tôi nấn ná không chịu về mà chờ cho các bạn về hết. Còn cô cũng đang thu dọn giáo án của mình. Cô nhìn xuống về hỏi: – Nga chưa về à con? – Dạ chưa ạ! Tôi đáp.


Nói rồi tôi đi thẳng lên và nói: “Cô ơi con xin lỗi cô!” – Cô Lan ngạc nhiên hỏi: “Con làm sao thế? Sao con lại xin lỗi cô?”. Tôi như vỡ òa mang câu chuyện mình nghe được kể ra cả sự vô tâm ngây thơ của tôi nữa. Cô Lan mỉm cười xoa tóc tôi “Ngốc ạ, không phải lỗi của con. Con là đứa trẻ vô cùng ngây thơ. Cô có nỗi niềm riêng mấy hôm cô nghỉ là do chồng cô bị ốm nên không đến lớp được…”. Thì ra chồng cô vốn là một chú bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nên bao năm nay cô chú vẫn ấp ủ hi vọng có một mụn con nhưng không thành. Câu chuyện của cô khiến tôi day dứt không nguôi đến tận bây giờ khi tôi đã hiểu biết hơn cũng đã rời xa mái trường tiểu học xưa kia, còn cô cũng theo chồng chuyển công tác đến một nơi khác. Thế nhưng mỗi lần có việc đi ngang qua trường cũ tôi lại thấy như nhớ lại những ngày tháng ấy.

Câu chuyện không phải quá đặc sắc nhưng nó là bài học để tôi ghi nhớ một điều rằng dù có như thế nào thì cũng nên suy nghĩ trước khi phát ngôn. Và nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy ngẫm.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo