Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và đời sống thường ngày, biểu lộ sự rung cảm của một trái tim chân thành, tha thiết. Và bằng hồn thơ nồng nàn, đằm thắm, bà đã mang đến cho chúng ta bài thơ “Tiếng gà trưa” đầy tình cảm quê hương và tình bà cháu thắm thiết.
Bài thơ “Tiếng gà trưa” được nhà thơ Xuân Quỳnh viết năm 1968 giữa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, khi lớp lớp thanh niên Việt Nam phải từ biệt gia đình, quê hương và gác lại những kí ức tuổi thơ thân thuộc để lên đường ra trận. “Tiếng gà trưa” là âm thanh giản dị, quen thuộc ở làng quê Việt, vậy nên mỗi khi nghe thấy âm thanh đó, nó đều gợi lên sự bình yên, cuộc sống yên ả. Và cũng chính âm thanh ấy đã tác động trực tiếp đến sự ra đời cũng như mạch nguồn xúc cảm của bài thơ. "Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên.
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Cụm từ "Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng. “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng.” Cậu bé còn nhỏ ngây thơ cứ ngỡ những lời bà nói là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng, vừa sợ sệt. Bà trách mắng cậu bé như vậy cũng vì lo cho cháu, không muốn cháu mình nghịch ngợm lung tung. Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương, ngây thơ đến thế!
“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Cụm từ “tiếng gà trưa” được lặp lại suốt ba đoạn khiến người đọc liên tưởng đến tuổi thơ của anh chiến sĩ gắn liền với những tiếng gà. Anh nhớ mãi hình ảnh bà mình “chắt chiu” soi từng quả trứng “cho con gà mái ấp”. Với anh, làm sao có thể quên được sự thương yêu, đùm bọc của bà. “Tay bà khum soi trứng” chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy của bà đã cẩn thận và nâng niu soi từng quả trứng hồng để cho con gà mái ấp.
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối, lạnh lẽo. Nhà nghèo, nhờ công sức chăm chút đàn gà, chắt chiu từng quả trứng, “Bà lo đàn gà toi” bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.
Trong anh, hình ảnh về bà mình gắn liền với tiếng gà trưa. Những kỷ niệm khi xem trộm gà để bà mắng, khi thấy bà chăm chút từng quả trứng cho gà mái ấp, sự lo lắng của bà khi mùa đông tới và niềm vui thơ ấu khi Tết đến có quần áo mới khiến anh chiến sĩ không thể quên. Qua những kỷ niệm đó, nó đã trở thành một ký ức ngọt ngào của anh chiến sĩ về những năm tháng tần tảo, chịu thương chịu khó mà bà đã hy sinh cho anh. Bà vẫn luôn yêu thương, chăm sóc chăm lo cho anh từng chút một.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |