qua đoạn trích tức nước vỡ bờ em có suy nghĩ gì về tên cai lệ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích trong tác phẩm Tắt Đèn, một tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố. Đoạn trích xoay quanh nhân vật chị Dậu và việc thu thuế. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm như tên của đoạn trích, nhân vật Cai Lệ xuất hiện, một kẻ đi thúc sưu những người dân nghèo.
Trong bối cảnh của thế kỉ XX nước ta đang bị Pháp đô hộ, người dân sống trong cảnh lầm than, ai oán và đói rét, họ không có đủ miếng ăn đến nỗi phải ăn cháo cám để cầm cự qua ngày, không những vậy, họ còn bị chòng cổ bởi đủ thứ sưu cao thuế nặng, phải chịu bao áp bức của giai cấp thống trị ham lợi và bọn thực dân tà ác. Chịu bao khổ đau, rồi cuối cùng tức nước cũng vỡ bờ, những tên xấu xa như cai lệ và lí trưởng cũng bị một phen hú hồn. Cai lệ là bộ mặt của những hống hách áp bức và bất công trong xã hội ngày xưa. Bản chất Cai lệ là một tên nghiện nặng, đi thu sưu thuế của người nông dân bần cùng khổ sở. Hắn vốn là một tên độc ác chỉ làm những điều dã man tàn bạo, tiêu biểu cho một hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
Trong lần đi thúc sưu, hắn đến nhà chị Dậu, hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn, thuộc hạng cùng đinh trong làng, chồng chị, anh Dậu đang bị bệnh nặng, Cai lệ hống hách đòi chị Dậu phải nộp sưu thuế. Hắn một tay cầm roi song, tay cầm thước. Gõ đầu roi xuống đất. Thét bằng giọng khàn khàn. Hắn xưng hô cũng thật thô thiển, gọi anh Dậu là thằng, xưng ông, gọi chị Dậu là mày, xưng ông,cha. Trợn ngược hai mắt quát vào mặt chị Dậu: "Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!", rồi tên Cai lệ sai người nhà Lí trưởng đến trói anh Dậu ra pháp đình, hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt chị Dậu một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu… trói cho bằng được, chị Dậu lại liều mạng kháng cự, hắn bịch vào ngực chị Dậu mấy phát đau đớn một cách hung bạo rồi hét lên với cái giọng khàn khàn : " Tha này! Tha này!". Chị Dậu tức giận, còn tên ai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng chị. Bất giác, bất giác hắn bị chị túm lấy cổ ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Chị vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập như tên Cai lệ lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền. Hắn là một kẻ lòng lang dạ sói, vừa độc ác và hống hách, cậy quyền để ức hiếp những người dân lành yếu đuối đang sống trong cảnh khốn khổ và đói nghèo.
Qua cách miêu tả sinh động, rất chân thực của Ngô Tất Tố, không những chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người nông dân mà còn hiểu rõ bản chất, bộ mặt của giai cấp thống trị bạo tàn, đè cổ nông dân mà chóc sưu thuế. Từ cách họa nhân vật sắc sảo ấy, các nhân vật kể cả nhân vật phản diện như Cai Lệ cũng hiện lên sống động. Qua đó, nhà văn tài hoa ấy cũng nhằm phê phán cho những tên cai lệ - người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển, một kẻ mất lương tri và vô nhân đạo.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |