Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cách sử dụng dụng cụ nhà bếp, cách bố trí khu vực nhà bếp

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
247
1
2
SayHaiiamNea ((:
01/01/2020 08:11:30

1. Đồ gỗ
Không ngâm nước
Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi goiiso cho khô ráo; tránh phơi ngoài nắng hoặc hơ trên lửa.
2. Đồ nhựa


Không để gần lửa;

Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng, sôi …

Khi sử dụng xong, nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi cho khô ráo.


3. Đồ thuỷ tinh, đồ tráng men


Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ,dễ tróc lớp men;

Chỉ nên đun lửa nhỏ;

Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa(muỗng) bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;

Sử dung xong, phải rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng)thật sạch và phơi cho khô ráo;

Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men dã bị tróc lớp men.


4. Đồ nhôm, gang


Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo;

Không để ẩm ướt;

Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng);

Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit …lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang.


5. Đồ sắt không gỉ (inox)

Không đun lửa to vì dễ bị ố;

Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đũa hoặc những đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ trầy xước, mất vẻ bóng láng;

Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit…lâu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ bị nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng.


6. Đồ dùng điện


Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hope Star
01/01/2020 08:42:55

Câu 2:
Cách bố trí khu vực nhà bếp hợp lí là:
- Việc bố trí các khu vực hoạt động nên theo trình tự hợp lí, phù hợp với tính chất của công việc nấu ăn để mọi hoạt động được triển khai gọn gàng, khoa học, ít tốn thời gian di chuyển.
a. Bố trí các khu vực hoạt động
 

  • Tủ cất giữ thực phẩm (hoặc tủ lạnh) nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp;
     
  • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm;
     
  • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp;
     
  • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các lọa gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.
b. Chú ý

       .    Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và bếp đun;
 
  • Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều (theo tưởng tượng) để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng.
     
  • Để nối liền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp.
     
  • Chiều cao của tất các tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80cm, chiều rộng khoảng 60cm.
     
  • Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi.
1
0
Hope Star
01/01/2020 08:52:48
Câu 3:
Nguyên Nhân:
  • Dùng dao, các dụng cụ sắc, nhọn để cắt, gọt, xiên…hoặc đặt không đúng vị trí thích hợp.

  • Sử dụng soong, nồi, chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp.

  • Sử dụng bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, nồi điện, ấm điện…không đúng yêu cầu.

     

Biện Pháp:
- Khi sử dụng:

      + Các công cụ sắc, nhọn: cầm vào chuôi, tránh đụng vào phần nhọn, khi cắt thái hay sử dụng phải thật nhẹ nhàng, từ tốn để tránh cắt, đụng vào tay.

      + Các dụng cụ, thiết bị có tay cầm: dùng vào phần cầm.

      + Các vật dụng dễ cháy: tránh cho tiếp xúc với lửa.

- Lấy những vật dụng trên cao: phải có ghế để lấy, không với quá tầm cao của mình để tránh vật rơi vào người.

- Bê những đồ dùng nấu sôi: có lót tay, không bê những đồ dùng quá đầy gây tràn và đi thật từ tốn.

- Rơi vãi thức ăn trơn, trượt trên nền nhà: dọn dẹp và dùng nước lau nhà chuyên dụng để lau sàn.

- Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

- Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

- Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.
- Bếp điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện, lau bếp thật khô trước khi dùng.

- Nồi cơm điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt. Lau phần ruột nồi tránh ướt.

- Ấm điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt, k chứa quá nhiều nước để tránh bị trào khi sôi.

- Lò nướng điện: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt, kiểm tra lò bên trong tránh ẩm ướt hoặc bị bẩn.

- Máy đánh trứng: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt, vệ sinh đầu máy thật sạch.

- Máy xay thực phẩm: kiểm tra ổ cắm, dây cắm điện tránh bị ướt.
 
1
0
Hope Star
01/01/2020 08:57:17
Câu 4:
Cách trình bày bàn ăn theo phong cách Việt Nam

-   Trải khăn bàn
-   Đặt đũa bên tay phải của bát;
-   Khăn ăn đặt lên đĩa kê, úp bát lên trên khăn ăn (có thể xếp khăn ăn theo hình bông hoa đặt trong bát hoặc cốc).
-   Cốc nước đặt phái trước đầu đũa;
-   Bát đựng nước chấm đặt trước bắt ăn cơm.

Cách trình bày bàn ăn theo phong cách phương Tây
-   Trải khăn bàn
-   Tại mỗi phần ăn thường đặt một hoặc hai đĩa (nếu đặt hai đĩa, đĩa nông ở dưới dùng làm đĩa kê, đĩa sâu ở trên để khi ăn xong một món, lấy bớt đĩa trên ra, còn lại một đĩa sạch để dùng món khác, như vậy sẽ tránh được phiền phức khi thay đĩa. Bên phải đặt dao và thìa, bên trái đặt đĩa. Li rượu thường được đặt phía trước đĩa; cạnh li rượu có thêm một cốc nước lạnh để dùng cho những người không uống rượu.
-   Khi đặt bàn, cần để khăn vào đĩa.
-   Khi dọn thức ăn, đưa thức ăn vào phía bên tay trái của khách, lấy ra phía bên tay phải của khách.

1
0
Hope Star
01/01/2020 09:03:53

Câu 5:
Chế biến các món không sử dụng nhiệt:
- Nguyên tắc chung:
+) Trộn các thực phẩm (đã được làm chín bằng các phương pháp khác) cùng với gia vị, tạo thành món ăn có gia trị dinh dưỡng cao, được dùng làm món ăn khai vị (món trộn).
- Yêu cầu kĩ thuật:
1. Nguyên liêu thực phẩm giòn, không dai, không nát.
2. Thơm ngon, vị vừa ăn (hơi chua, ngọt).
3. Trình bày đẹp mắt, màu sắc tươi ngon.
Chế biến các món sử dụng nhiệt:
* Nguyên tắc chung:
Phối hợp nhiều nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường truyền nhiệt.
* Yêu cầu kĩ thuật:
1.  Nguyên liệu thực phẩm chín mềm nhưng không rã nát.
2.  Tỉ lệ giữa nước và cái phù hợp với từng món ăn.
3.  Mùi vị thơm ngon, đậm đà.
4.  Màu sắc đặc trưng, hấp dẫn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×