Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

BÀI DỰ THI VIẾT THƯ UPU QUỐC TẾ LẦN THỨ 49Chủ đề : "Em hãy viết một thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang ..

                             BÀI DỰ THI VIẾT THƯ UPU QUỐC TẾ LẦN THỨ 49
  Chủ đề :  "Em hãy viết một thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống  '' 
(  Write a message to an adult about the world we live in )

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.299
10
5
Lan Họ Nguyễn
02/01/2020 22:06:42

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm

Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.

Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.

Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt like, comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thực tẻ nhạt và vô vị vô cùng.

Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi.

Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình.

Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo", thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh.

Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào.

Mặc dù vậy,

Em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra.

Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp.

Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội.

>> Tham khảo chi tiết: Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Bài mẫu về vấn đề học sinh sử dụng Facebook

Bài viết thư UPU năm 2020 gửi “tôi trong tương lai” về chuyện sống ảo Facebook

Gửi tôi trong tương lai

Hôm nay tôi muốn viết thư cho bạn, người chính là tôi nhưng trong 10 năm tới, để chia sẻ những câu chuyện của mình vào thời điểm hiện tại, cũng là để sau này có thời gian đọc lại xem mình đã thay đổi như thế nào.

Vào thời điểm hiện tại thì tôi đang lờ mờ nhận ra về thói quen "sống ảo" của chính mình. Với truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội..., người trẻ như mình đều cảm thấy chính mình đa dạng và thú vị hơn, nhưng đó cũng là nguy cơ để chuyện sống ảo dần được hình thành.

Từ đó dường như xuất hiện hai con người trong chúng ta, hai cá tính ảo và thực không liên quan đến nhau và có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau.

Sống ảo trên mạng xã hội có thể bao gồm những hiện tượng như thường xuyên đăng ảnh khoe tiền, khoe đồ hiệu, khoe mối quan hệ, khoe bản thân trong khi thực tế đó chỉ là set up và hoàn toàn không giống vậy.

Đôi khi sống ảo còn là đắm đuối trong các mối quan hệ ảo, thậm chí các mối tình ảo mà bỏ quên các mối quan hệ thực sự bên ngoài.

Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.

Sống ảo cũng giống như bỏ quên chính bản thân mình và những điều mình cần phát triển trong cuộc sống. Và thực sự là tôi thấy mình có hiện tượng đó.

Tuổi trẻ có nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn; có khi chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô thì cả thế giới đã như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.

Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, không dám đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.

Ngoài ra sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như con dao hai lưỡi, và khi giới trẻ luôn có sự hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá cái mới thì rất dễ vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí.

Nhưng tôi chỉ lo một ngày thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc như một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ siết chặt dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của mỗi người.

Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.

Tôi hy vọng mình có thể mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao vẫn sinh động và thú vị hơn nhiều so với thế giới ảo.

Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống thẳng thắn với hoàn cảnh và thân thế của mình.

Và khi bạn đọc bức thư này của tôi, tôi hy vọng bạn có thể nói với tôi rằng: "Bạn đã làm tốt lắm".


Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về bảo vệ môi trường

Gửi chú James Joseph Kendall

Là một học sinh chỉ biết ăn, học, và Facebook như cháu thì hầu như không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội. Mặc dù vậy qua Facebook thì cháu vẫn biết đến và quan tâm đặc biệt đến các hoạt động của chú và tổ chức Keep Hanoi Clean.

Đó đúng là những nỗ lực tuyệt vời dành cho môi trường của Hà Nội. Tuyệt vời và không tưởng giống như những hình ảnh mà người ta bắt đầu biết đến chú, một "ông Tây nhặt rác" cặm cụi dưới con mương đen kịt, nhưng dần dần hoạt động của Keep Hanoi Clean càng quy mô và thu hút được nhiều người tham gia.

Như cháu được biết thì chú Kendall từng chia sẻ ban đầu đến Việt Nam vì lý do du lịch, nhưng sau một thời gian ngắn đã hình thành nên một tình yêu đặc biệt với mảnh đất và con người nơi đây, vì vậy mới quyết định gắn bó lâu dài với mảnh đất này.

Và cháu cũng được biết lúc mới đến Việt Nam, chú có những công việc giảng dạy cho trung tâm tiếng Anh và trong một trường công lập tại Hà Nội. Nhưng sau một thời gian cùng bạn bè tổ chức các buổi dọn dẹp vệ sinh, chú quyết định rời bỏ "comfort zone" để thành lập tổ chức Keep Hanoi Clean vào tháng 5/2016.

Theo thống kê cháu được biết thì trung bình một ngày Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 tấn chỉ riêng rác thải rắn sinh hoạt, vì thế việc đảm bảo một môi trường trong lành cần một chiến lược và hành động của các cơ quan chức năng. Mặc dù vậy hoạt động của Keep Hanoi Clean giúp rất nhiều người sống xanh hơn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn.

Rõ ràng nếu để chọn một phong trào về môi trường tiêu biểu ở Hà Nội trong những năm qua thì Keep Hanoi Clean là cái tên đầu tiên cháu nghĩ đến. Cháu rất hy vọng tổ chức vì môi trường này sẽ ngày càng lớn mạnh và mô hình này có thể được nhân rộng. Là một người trẻ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cháu thực lòng muốn nói lời cảm ơn và hy vọng sẽ có dịp tham gia vào những chiến dịch sắp tới của Keep Hanoi Clean.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Kwon Ji Yong
02/01/2020 22:10:16
    Thank you bạn nghen :))
5
3
Kwon Ji Yong
02/01/2020 22:26:15

Thư gửi nhà lãnh đạo của các quốc gia

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đ                                                         Nguyễn Lê

ậm...

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

                                                                                                   Người làm đơn 
                                                                                                            Minh
                                                                                               Nguyễn Lê Minh

                                 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×