Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu một loại hoa đặc sản của một miền quê trên đất nước ta Sen bách diệp Hồ Tây,

Giới thiệu một loại hoa đặc sản của một miền quê trên đất nước ta Sen bách diệp Hồ Tây
 

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
688
1
1
Trần Hữu Việt
06/01/2020 21:49:02

Tương truyền, gần 300 năm về trước, nguyên phi Đặng Thị Huệ đã nhiều lần cùng chúa Trịnh Sâm du thuyền ngự trên Hồ Tây, hái hoa sen bách diệp.

Bài ca dao sau đây ai còn nhớ?

                             “Rủ nhau ra tắm hồ sen,

             Nước xanh bông trắng hương chen quyện mình,

                               Sá chi vườn ngọc, ao quỳnh,

                         Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”

Có người cho rằng bài thơ dân gian này ra đời vào thời vua Lê chúa Trịnh?

Ở nước ta, từ Bắc chí Nam, nơi nào chẳng có nhiều sen đẹp và thơm như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Huế, Đồng Tháp Mười, v.v... Nhưng chỉ ở Hồ Tây, Thăng Long, mới có giống sen rất hiếm và quý, đó là sen bách diệp; mỗi bông hoa có từ 100-120 cánh rất mỏng. (Sen các miền quê khác chỉ có từ 14-20 cánh). Hương sen bách diệp ngan ngát lâng lâng; hạt sen bách diệp giòn, ngọt và thơm đậm hơn, ngon hơn sen nơi khác rất nhiều.

Hơn nửa thế kỉ trước, Hổ Tây và nhiều ao, hồ, đầm quanh vùng Hồ Tây có bạt ngàn sen. Nhưng hiện nay, diện tích trồng sen chỉ còn lại vài chục ha. Giống sen bách diệp tưởng như “tuyệt chủng”, mãi gần đây mới được “hồi phục”, "hồi sinh”.

Sen bách diệp Hồ Tây là nguyên liệu tuyệt mĩ để ướp ra loại chè tuyệt hảo. Cứ độ 1.000 bông sen bách diệp mới ướp được lkg chè. Để có được một mẻ trà sen (trên dưới 5kg) những nghệ nhân phải ủ, ướp, sấy trong một quy trình độ 9-10 lần liên hoàn trong một tháng/mẻ. Mỗi mùa sen chỉ ướp được từ 70kg-100kg chè. Trà sen bách diệp rất đắt, thường từ 200 đô la/kg. Có lúc muốn mua nhiều cũng không có. Bà con Việt kiều rất ưa chuộng trà sen bách diệp Hồ Tây, coi đó là một món quà cao quý của hương sắc quê nhà.

Suốt mùa sen (bắt đầu từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9), sáng nào cũng từ 5 giờ đến 7 giờ, các cô gái lại bơi thuyền thúng ra hồ hái sen. Phải là hoa sen hàm tiếu, đang chúm chím hé cười thì mới dậy hương. Lúc đó, mặt gương Hồ Tây còn phủ mờ sương khói, chim cuốc còn khắc khoải kêu, bầy sâm cầm đang nhởn nhơ bơi lội. Và tiếng chuông chùa Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,... nhè nhẹ ngân buông, tiếng gà từ các xóm làng quanh vùng Bưởi le te gáy sáng. Các cô gái vừa bơi chèo vừa hái sen. Độ 6-7 giờ, khi ánh hồng bình minh lan toả, chiếc thuyền thúng có vài trăm bông hoa sen bách diệp, được xếp gọn gàng, được phủ một, hai lớp lá sen xanh, thì các cô gái hái sen đưa thuyền về bến, trở về nhà. Cơm sen (nhuỵ sen) vàng ươm, vàng óng, được tức tốc gỡ ra, trộn với trà Thái Nguyên loại đặc biệt, rồi đem ủ... và chế biến.

Các cụ vẫn nhắc lại vần cổ thi: "Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất tràn trà...”. Một chén trà sen bách diệp Hồ Tây được hưởng thụ, ta mới cảm thấy dư vị thanh cao của cuộc đời, mới thấy rõ một nét đẹp thanh lịch của con người Tràng An.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Premis Alexwiner
06/01/2020 21:49:58

Tương truyền, gần 300 năm về trước, nguyên phi Đặng Thị Huệ đã nhiều lần cùng chúa Trịnh Sâm du thuyền ngự trên Hồ Tây, hái hoa sen bách diệp.

Bài ca dao sau đây ai còn nhớ?

                             “Rủ nhau ra tắm hồ sen,

             Nước xanh bông trắng hương chen quyện mình,

                               Sá chi vườn ngọc, ao quỳnh,

                         Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”

Có người cho rằng bài thơ dân gian này ra đời vào thời vua Lê chúa Trịnh?

Ở nước ta, từ Bắc chí Nam, nơi nào chẳng có nhiều sen đẹp và thơm như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Huế, Đồng Tháp Mười, v.v... Nhưng chỉ ở Hồ Tây, Thăng Long, mới có giống sen rất hiếm và quý, đó là sen bách diệp; mỗi bông hoa có từ 100-120 cánh rất mỏng. (Sen các miền quê khác chỉ có từ 14-20 cánh). Hương sen bách diệp ngan ngát lâng lâng; hạt sen bách diệp giòn, ngọt và thơm đậm hơn, ngon hơn sen nơi khác rất nhiều.

Hơn nửa thế kỉ trước, Hổ Tây và nhiều ao, hồ, đầm quanh vùng Hồ Tây có bạt ngàn sen. Nhưng hiện nay, diện tích trồng sen chỉ còn lại vài chục ha. Giống sen bách diệp tưởng như “tuyệt chủng”, mãi gần đây mới được “hồi phục”, "hồi sinh”.

Sen bách diệp Hồ Tây là nguyên liệu tuyệt mĩ để ướp ra loại chè tuyệt hảo. Cứ độ 1.000 bông sen bách diệp mới ướp được lkg chè. Để có được một mẻ trà sen (trên dưới 5kg) những nghệ nhân phải ủ, ướp, sấy trong một quy trình độ 9-10 lần liên hoàn trong một tháng/mẻ. Mỗi mùa sen chỉ ướp được từ 70kg-100kg chè. Trà sen bách diệp rất đắt, thường từ 200 đô la/kg. Có lúc muốn mua nhiều cũng không có. Bà con Việt kiều rất ưa chuộng trà sen bách diệp Hồ Tây, coi đó là một món quà cao quý của hương sắc quê nhà.

Suốt mùa sen (bắt đầu từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9), sáng nào cũng từ 5 giờ đến 7 giờ, các cô gái lại bơi thuyền thúng ra hồ hái sen. Phải là hoa sen hàm tiếu, đang chúm chím hé cười thì mới dậy hương. Lúc đó, mặt gương Hồ Tây còn phủ mờ sương khói, chim cuốc còn khắc khoải kêu, bầy sâm cầm đang nhởn nhơ bơi lội. Và tiếng chuông chùa Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,... nhè nhẹ ngân buông, tiếng gà từ các xóm làng quanh vùng Bưởi le te gáy sáng. Các cô gái vừa bơi chèo vừa hái sen. Độ 6-7 giờ, khi ánh hồng bình minh lan toả, chiếc thuyền thúng có vài trăm bông hoa sen bách diệp, được xếp gọn gàng, được phủ một, hai lớp lá sen xanh, thì các cô gái hái sen đưa thuyền về bến, trở về nhà. Cơm sen (nhuỵ sen) vàng ươm, vàng óng, được tức tốc gỡ ra, trộn với trà Thái Nguyên loại đặc biệt, rồi đem ủ... và chế biến.

Các cụ vẫn nhắc lại vần cổ thi: "Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất tràn trà...”. Một chén trà sen bách diệp Hồ Tây được hưởng thụ, ta mới cảm thấy dư vị thanh cao của cuộc đời, mới thấy rõ một nét đẹp thanh lịch của con người Tràng An.


 
2
0
Premis Alexwiner
06/01/2020 21:50:38

Trên những nẻo đường Phủ Lạng Thương, một lão du kích - thương binh đọc cho tôi nghe bài ca dao:

                           “Bắc Giang nổi tiếng anh hùng,

                        Đàn bà vác kiếm đi lùng giặc Tây.

                           Giặc kia, mày trốn lên mây,

                      Mày chui xuống đất... tao chặt ngay lấy đầu.

                            Sông Thương, sông Đuống, sồng Cầu,

                     Lục Nam... máu giặc đỏ ngầu suối sông! ”

Tôi mỉm cười rồi nói với bác:

-   Trước kia, tôi cứ ngỡ mấy ông du kích trong Hà Tĩnh, Quảng Bình là ghê gớm, ai ngờ đàn bà, con gái Bắc Giang ngoài này còn ghê gớm hơn!

Tỏi chợt nghĩ đến hình ảnh mấy cô gái, cô Tơ, cô Lụa, cô Hạnh, cô Đào,... mà người bạn thân đang học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên định “giới thiệu” cho tôi mà tôi cứ chần chừ, đắn đo mãi! Những cô gái mắt sắc như dao cau ấy có thể “cầm roi dạy chồng” được lắm chứ. Tôi thẫn thờ cả người!...

Người Bắc Giang có bao phẩm chất đáng quý. Cảnh Bắc Giang với hình ảnh con sông Thương, sông Lục Nam, những đồi vải thiều đỏ rực ở vùng Việt Yên, Lục Ngạn,... đã từng để lại trong tâm hồn tôi nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc.

Tôi đã từng ngắm nghía những pho tượng đá trong lăng tám các vị vua chúa nhà Nguyễn ở Huế - nơi quê má của tôi, mà suy nghĩ về lẽ phế hưng, mất còn ở đời. Lâu nay đến Bắc Giang, khi đứng trước những tượng đá, những lãng mộ đá mà lòng cứ ngổn ngang bần thần.

Sau mấy trăm năm vật đổi sao dời, Bắc Giang hiện còn hơn 300 lăng mộ hoặc di tích đá cổ vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đó là những dấu ấn về một thời đại tao loạn, một thời vàng son đã qua trên vùng Kinh Bắc này. Có đến thăm quần thể lăng mộ Dinh Hương và lăng tấm họ Ngọ mới thấy rõ tầm vóc và sự nguyên vẹn của các di tích lịch sử văn hoá trong dòng, chảy thời gian cuộc đời bể dâu.

1. Quần thể lăng mộ Dinh Hương thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đã tồn tại hơn 300 năm nay. Những tượng đá, voi đá, những võ quan, cận vệ... phủ mờ trong lau lách hoang vắng. Theo văn bia khắc trên tấm đá xanh đồ sộ dựng bên ngoài thì khu mộ đá Dinh Hương dựng vào năm 1723 thời Lê Trung Hưng. Lãng là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị đại quan La Quý Công. Từ thị trấn Thắng, thủ phủ Hiệp Hoà tới lăng chỉ khoảng 3km.

Theo trục đường thần đạo dẫn từ cổng lăng vào trong, có hai hàng võ quan mặc triều phục, kiếm dắt đai, uy nghiêm đứng chầu. Ngựa đá to lớn đường bộ có lính cận vệ một tay nắm đốc kiếm, một tay nắm chặt đai cương đứng chầu. Voi đá hùng dũng, vòi uốn cong, ngà nhọn hoắt chĩa lên cao, hướng về phía trước. Khu mộ táng ở phía trong với 7 bậc đá ong cổ. Tất cả lăng mộ, ngựa đá, voi đá, võ quan, lính cận vệ, nghê đá... đều được chạm khắc tinh vi. Ta tưởng như nghe tiếng ngựa hí, voi gầm sắp rũ bờm, cất vó. Không biết quyền uy của vị quận công họ La xưa hiển hách tới mức nào, mà ngày nay sau hơn 300 năm, thần thái uy nghiêm của các pho tượng đá vẫn còn đủ sức làm lay động lòng người đến vậy? Giữa mênh mông bao la hoang vắng, ta chỉ nghe xào xạc cỏ lau trong nắng chiều vàng vọt, vẫn cảm thấy mơ hồ những pho tượng đá nơi khu mộ cổ Dinh Hương như có linh hồn đang phảng phất cõi nhân gian.

2. Quần thể lăng mộ họ Ngọ thuộc xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà được bảo tồn và lưu giữ gần như nguyên vẹn. Lăng mộ vị tướng họ Ngọ cũng được xây dựng thời Hậu Lê, hiện nằm trong khuôn viên của gia đình ông Ngọ Văn Tuyên, hậu duệ đời thứ 15 của ngài. Tường đá ong đồ sộ cao 2-3 mét vẫn đứng vững giữa nắng mưa và loạn lạc. Ba chữ đại tự “Linh Quang Từ" khắc trên cổng lăng toả ánh hào quang. Ngoài cổng chạm nổi hai võ sĩ oai phong lẫm liệt, rìa cổng có hai tượng chó đá rất to, nghển cao đầu, với cặp mắt ánh lên như sao. Dọc đường thần đạo phía trong là hàng tượng đá đối xứng rất đồ sộ: voi, ngựa, võ quan, lính cận vệ,...nghê đá. Tất cả đều mang thần khí uy nghiêm, kính cẩn hướng vẽ phía lăng mộ Ngọ tướng công.

Nếu khu lăng mộ Dinh Hương hoang vắng, tiêu sơ,... thì lăng mộ Ngọ tướng công được các thế hệ con cháu chàm sóc, trân trọng giữ gìn. Có nhiều cây xanh bóng mát. Có hoa thơm nở thắm bốn mùa. Có hương khói ngày đêm.

 

Đến thăm lăng mộ đá trên vùng Bắc Giang, ta chợt nhớ lại vần thơ trong "Cung oán ngâm khúc” nói về kiếp nhân sinh dâu bể:

                                     "Trăm năm còn có gì đâu,

                               Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh "

Mất, còn là lẽ tự nhiên ở đời. Cái gì mất thì mất đi. Cái gì còn thì còn mãi. Lăng, mộ đá trên vùng quê Kinh Bắc nói với ta điểu gì về sự mất, còn trong cõi đời? Càng nghĩ càng thấm thía.



 
2
0
Premis Alexwiner
06/01/2020 21:51:15

Ở Phương Tây, người ta đặt cho mỗi màu hoa, mỗi thứ hoa một ý nghĩa nhất định. Màu trắng biểu thị sự trong sạch, màu xanh nhạt chỉ sự xoa dịu đam mê, màu hoàng yến đường hoàng kiêu hãnh, màu phấn hồng êm ái ôn nhu. Còn ở Phương Đông, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, hoa thủy tiên tượng trưng cho sắc đẹp kiều diễm, trong trắng, hoa cúc tượng trưng cho người ẩn dật, hoa phù dung sớm nở tối tàn thường được ví với những người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh; hoa lan là thứ hoa vương giả; hoa mẫu đơn là thứ hoa phú quý; hoa nhài là thứ hoa lãng mạn, chỉ nở về đêm. Còn hoa sen, thứ hoa gắn liền với con người Việt Nam tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết, và hoàn toàn thoát tục, luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà hoa sen được ví von như thế. Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng. Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp. Gương hạt sen là một cảm hứng cho các nhà nghệ sĩ và những người thợ thủ công sáng tạo những tác phẩm kỳ diệu của mình. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.

Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng "tứ quân tử" cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa... Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật... Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Người Việt đã cảm nhận được ý hay "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần "vươn dậy" trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần "cư trần bất nhiễm trần", đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với "một cột" như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ...

Cái đẹp là để người ta yêu! Nhưng có người yêu cái đẹp rực rỡ, chói ngời, lại có người yêu cái đẹp giản đơn, mộc mạc. Còn tôi, tôi yêu cái đẹp bình dị nhưng khiến người ta phải ngẫm suy. Phải chăng vì hoa sen cũng thế nên tôi mới cảm nhận được cái đẹp trong loài hoa này? Giữa chốn đầm lầy lạnh lẽo, mầm hoa kiên trì chắt lọc những tinh hoa từ đất mẹ. Thế rồi một sớm mai nắng đẹp, hoa sen vươn lên, xòe cánh đón nắng mai. Từng cánh hoa tinh khôi, thoảng nhẹ chút hương theo gió. Miền đất mênh mông nước nổi, ngai ngái mùi bùn, ấy mà sen vẫn rạng ngời vươn cao. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" – ấn tượng hoa sen đọng lại trong lòng người là như thế. Bình dị mà thanh cao! Bất giác, ta nhớ đến những con người sống giữa những cơn lốc của cuộc đời, giữa cái nghèo đói vây quanh. Những tưởng họ sẽ buông tay, phó mặc cho con vụ định mệnh cứ xoay vần, nhưng không, họ vẫn là chính họ! Dẫu biết hoàn cảnh có thể thay đổi con người, bể khổ có thể rửa trôi sự chân chất, hiền hòa, họ vẫn giữ nguyên con tim hồng những niềm tin, những tia sáng vị tha, độ lượng. Và rồi, họ mơ một ngày mai tươi sáng, họ sẽ là đóa sen thơm tỏa ngát giữa cảnh đời chông gai. Phẩm chất thanh cao của loài sen đã khắc họa vào cả tim người...

Hẳn ta sẽ không quên được Mạc Đĩnh Chi – một tấm gương sáng trong lòng người. Câu chuyện về cuộc đời ông là chuỗi ngày khó nhọc với những chú đom đóm trên hành trình đi tìm con chữ. Khi đứng trước vua, ông đã thể hiện rõ phẩm chất của mình qua bài phú "Ngọc tỉnh liên" (Hoa sen trong giếng ngọc). Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Ông như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức. Đóa sen thầm lặng, hiền hòa nhưng cao quý biết chừng nào. Chẳng cầu kỳ, tỏa sáng cũng chẳng quá tầm thường, lấm lem, sen đơn thuần là một đóa hoa làm đẹp cho đời. Tôi yêu cái giản dị ấy! Tôi càng yêu những con người mộc mạc, chân chất muốn góp tay vẽ nên màu sắc đẹp tươi cho bức tranh cuộc đời. Họ cũng như hoa sen, dẫu không xuất thân từ nơi khá giả, không đón nhận nhiều sự ưu ái, yêu thương như bao người khác, họ vẫn cố sống tốt, sống đẹp. Vẻ đẹp mộc mạc ấy mới cao quý chừng nào...

Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,... Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong Phật giáo, phật tổ Thích Ca được sinh ra từ đóa sen vàng và giống như bông sen, tượng trưng cho sự thánh thiện, tinh khiết, Phật tổ đã cứu nhân độ thế, phổ độ chúng sinh, giúp bao người lầm đường lạc lỗi quay về với sự thánh thiện, hiền lương và được người đời tôn lên làm Phật. Nếu để ý kĩ ta có thể thấy chỗ nước ngay dưới cuống sen tuy là nước bùn nhưng lại rất trong, bùn xung quanh cuống thì đều lắng xuống tận đáy, phải chăng đó chính là khả năng thanh tẩy đến mức hoàn hảo của bông sen mà các loài hoa khác không có được. Tại đất nước Ai Cập, bông sen cũng được tôn thờ vì sự thanh khiết và thánh thiện, và đặc biệt đây là loài hoa duy nhất nở được trên dòng sông Nin huyền thoại bởi dòng chảy ở đây rất mạng, các loài hoa khác đều bị vùi dập bởi sóng nước nhưng riêng hoa sen thì khác, hoa sen có thể đâm chồi, nảy lộc và đem lại vẻ đẹp không gì sánh bằng cho con sông huyền thoại này.

Hãng hàng không Vietnam-Airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên "Việt Nam" đã tỏa hương thơm ngát.

Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.

Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi

1
0
tiểu kk
06/01/2020 22:02:09

Tương truyền, gần 300 năm về trước, nguyên phi Đặng Thị Huệ đã nhiều lần cùng chúa Trịnh Sâm du thuyền ngự trên Hồ Tây, hái hoa sen bách diệp.

Bài ca dao sau đây ai còn nhớ?

                             “Rủ nhau ra tắm hồ sen,

             Nước xanh bông trắng hương chen quyện mình,

                               Sá chi vườn ngọc, ao quỳnh,

                         Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”

Có người cho rằng bài thơ dân gian này ra đời vào thời vua Lê chúa Trịnh?

Ở nước ta, từ Bắc chí Nam, nơi nào chẳng có nhiều sen đẹp và thơm như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Huế, Đồng Tháp Mười, v.v... Nhưng chỉ ở Hồ Tây, Thăng Long, mới có giống sen rất hiếm và quý, đó là sen bách diệp; mỗi bông hoa có từ 100-120 cánh rất mỏng. (Sen các miền quê khác chỉ có từ 14-20 cánh). Hương sen bách diệp ngan ngát lâng lâng; hạt sen bách diệp giòn, ngọt và thơm đậm hơn, ngon hơn sen nơi khác rất nhiều.

Hơn nửa thế kỉ trước, Hổ Tây và nhiều ao, hồ, đầm quanh vùng Hồ Tây có bạt ngàn sen. Nhưng hiện nay, diện tích trồng sen chỉ còn lại vài chục ha. Giống sen bách diệp tưởng như “tuyệt chủng”, mãi gần đây mới được “hồi phục”, "hồi sinh”.

Sen bách diệp Hồ Tây là nguyên liệu tuyệt mĩ để ướp ra loại chè tuyệt hảo. Cứ độ 1.000 bông sen bách diệp mới ướp được lkg chè. Để có được một mẻ trà sen (trên dưới 5kg) những nghệ nhân phải ủ, ướp, sấy trong một quy trình độ 9-10 lần liên hoàn trong một tháng/mẻ. Mỗi mùa sen chỉ ướp được từ 70kg-100kg chè. Trà sen bách diệp rất đắt, thường từ 200 đô la/kg. Có lúc muốn mua nhiều cũng không có. Bà con Việt kiều rất ưa chuộng trà sen bách diệp Hồ Tây, coi đó là một món quà cao quý của hương sắc quê nhà.

Suốt mùa sen (bắt đầu từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9), sáng nào cũng từ 5 giờ đến 7 giờ, các cô gái lại bơi thuyền thúng ra hồ hái sen. Phải là hoa sen hàm tiếu, đang chúm chím hé cười thì mới dậy hương. Lúc đó, mặt gương Hồ Tây còn phủ mờ sương khói, chim cuốc còn khắc khoải kêu, bầy sâm cầm đang nhởn nhơ bơi lội. Và tiếng chuông chùa Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,... nhè nhẹ ngân buông, tiếng gà từ các xóm làng quanh vùng Bưởi le te gáy sáng. Các cô gái vừa bơi chèo vừa hái sen. Độ 6-7 giờ, khi ánh hồng bình minh lan toả, chiếc thuyền thúng có vài trăm bông hoa sen bách diệp, được xếp gọn gàng, được phủ một, hai lớp lá sen xanh, thì các cô gái hái sen đưa thuyền về bến, trở về nhà. Cơm sen (nhuỵ sen) vàng ươm, vàng óng, được tức tốc gỡ ra, trộn với trà Thái Nguyên loại đặc biệt, rồi đem ủ... và chế biến.

Các cụ vẫn nhắc lại vần cổ thi: "Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất tràn trà...”. Một chén trà sen bách diệp Hồ Tây được hưởng thụ, ta mới cảm thấy dư vị thanh cao của cuộc đời, mới thấy rõ một nét đẹp thanh lịch của con người Tràng An.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×