Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cái nón

Thuyết minh về cái nón

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
372
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
01/02/2020 21:09:42

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Thiếu nữ Huế

Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Áo dài và nón Huế

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Tình riêng xứ Huế

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.

Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
KT
01/02/2020 21:09:56

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Thiếu nữ Huế

Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Áo dài và nón Huế

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Tình riêng xứ Huế

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.

Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
01/02/2020 21:09:58

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Thiếu nữ Huế

Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Áo dài và nón Huế

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Tình riêng xứ Huế

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.

Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
01/02/2020 21:10:09

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại. Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trên đường xa nắng gắt hay trong những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Ngoài Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ ***g bên trong lớp lá. Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời.

Thơ sẽ hiện ra bên trong nón…

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Các cô nữ sinh đi học đều có chiếc nón lá theo kèm. Nó có rất nhiều công dụng đối với các cô gái ấy. Nón che nắng, che mưa. Nón che ngực, che thân những khi thẹn thùng bởi ánh mắt của các chàng trai. Rồi có lúc nón cũng dùng để đựng me, đựng mận khi các cô đi chơi vườn cây. Nón cũng được phe phẩy đem gió mát đến cho các gương mặt đang ửng hồng vì nóng.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là vật dụng gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ. Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp, sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.

Thiếu nữ Huế

Nghề nón ở Huế xuất hiện tự bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy ngay cả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không biết. Nhưng có một điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu rồi, bằng chứng là chiếc nón Huế đã đi vào ca dao, tục ngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu thơ phổ biến:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”

Nghề nón ở Huế có nhiều điều thật lạ, không có ông tổ nghề nhưng người làm nghề có ở khắp nơi; Huế cũng có những làng nghề nón nổi tiếng như làng Đồng Di - Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố Huế). Mỗi làng lại chuyên về một loại nón. Làm nón 3 lớp đẹp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng thì có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình, dù đặt ở đâu nón Huế cũng được nhận ra ngay:

“Áo trắng hỡi thửa tìm em chẳng thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”

Áo dài và nón Huế

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài thơ có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh mảnh, cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao, nhỏ mà sắc nét. Nếu chỉ như vậy thì nón bài thơ cũng chưa có gì đặc biệt, làm sao để thổi được cái hồn Huế vào trong chiếc nón, vật dụng hàng ngày của người phụ nữ Huế. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được. Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế. Và đó chính là điều bí mật của nón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.

Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang phục nhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay chiều mát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh hưởng của lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo mà cũng đầy ý nhị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón”.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong thơ ca, nhạc, mà còn trong cả hội hoạ. Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là nón Huế. Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội LHVHNT - Thừa Thiên-Huế cho biết: “Lịch sử nón việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón Huế). Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu quả thẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.

Tình riêng xứ Huế

Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú. Sự thăng hoa ấy của nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc nón có mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường học, đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại, có mặt ở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc tế có người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.

Chúng tôi về làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang) là làng làm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Những người thợ nón chân quê, chất phác này chính là những người đã góp phần gìn giữ hồn Huế xưa trong từng đường kim, màu lá. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh, sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Đồng Di bây giờ vẫn còn rất nhiều hộ làm nón – có đến 80% số hộ trong làng làm nghề, không như các làng nón La Ỷ, Nam Phổ, Phủ Cam... đang báo động bởi số hộ làm nón chuyển sang làm nghề khác ngày càng nhiều. Về Đồng Di tìm hiểu, được biết có rất nhiều nhà theo nghề nón đã mấy đời. Vào mùa thì người lớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học mới. Một tuần, mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ Lê. Những ngày chợ quê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua, người phụ nữ sắm vật dụng cần thiết cho gia đình. Nghề nón bao đời nay đã gắn bó với người Đồng Di như thế, không hề thay đổi. Bà Đỗ Thị Trích – 60 tuổi ở Làng Đồng Di - có gần 50 năm làm nghề nón cho biết: “Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng từ xưa đến nay ở Huế. Người trong làng xưa làm nón thì bây giờ cũng làm nón. Nghề làm nón cho thu nhập thấp nhưng nếu siêng năng thì cũng có tiền chợ. Nhà quê, hết vụ mùa thì biết làm chi, dù ít nhưng cũng có đồng vào, con cái trong nhà có nghề nón cũng đỡ đi chơi, hoặc nghịch. Xưa Đồng Di chỉ làm nón bài thơ, nay thì có thêm nón lá kè. Dẫu làm loại nón nào thì tay nghề của người Đồng Di vẫn giữ như xưa”.

Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu, nón lá kè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn máy không thích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không còn cơ hội “nghiêng nón làm duyên“. Nhưng hình ảnh chiếc nón lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nón lá xuất hiện như là vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ hội. Nghề nón được tôn vinh là một nghề mang vẻ đẹp truyền thống của Huế xưa. Tại làng hành hương Primairi Village, vị chủ nhân đã lập lại cả một gian nhà để giới thiệu với du khách về nghề nón như là một ngành nghề mang đậm nét đẹp của văn hoá làng nghề Huế.

Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế. Và cuộc giới thiệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về nón Huế sẽ diễn ra tại Festival thành phố Huế lần đầu tiên vào tháng 7 tới.

1
0
tiểu kk
01/02/2020 21:41:15

Trên đất nước Việt Nam có khoảng trên năm mươi dân tộc được chia ra nhiều vùng miền khác nhau. Nhưng có ba khu vực chính: Bắc – Trung –Nam.

Ở mỗi miền có phong tục tập quán riêng. Nếu nói về trang phục thì chiếc áo tứ thân và vật dụng đi kèm là nón quai thao sẽ là đại diện cho người Bắc. Còn ở miền Trung và miền Nam thì có áo dài nói chung áo bà ba nói riêng và người bạn đồng hành với chúng không ai khác chình là chiếc nón lá thân quen. Nó làm chiếc áo dài hay áo bà ba thêm phần duyên dáng và dịu dàng, tôn thêm nét đẹp cho người phụ nữ Việt.

Chiếc nón lá là một nhân tố của lịch sử lâu đời. Tiền nhân của nón lá được chạm khắc trên chiếc trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500 – 3000 trống đồng năm trước công nguyên. Trải qua biết bao thời kì chống giặc ngoại xâm, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại cho đến nay. Và hiện nay các làng làm nghề chằm nón như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) và ở Phủ Cam (Huế) là làng nón đặc biệt nhất,... những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu và nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

Một chiếc nón lá đẹp phải trãi qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến mức tinh xảo trong từng mũi kim. Lá làm nón có thể dùng lá dừa hay lá cọ.

Lá dừa: để có được lá dừa thì phải mua từ trong Nam. Lá được vận chuyển và được làm trước khi chuyển đến nơi. Sau đó, chọn lọc lá để xử lí với lưu huỳnh nhằm đảm bảo được độ bền về thời gian và màu sắc của lá. Dẫu việc chọn lá có công phu nhưng chiếc nón làm ra cũng không sánh bằng nón được làm từ lá cọ.

Lá cọ: để khoác lên cho nón một chiếc áo với chật liệu tốt, người may phải công phu hơn từ việc chọn lá cho đến việc may và khâu. Những chiếc lá cọ phải có những yếu tố sau: lá non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá cũng trắng xanh. Nếu gân và thân lá đều trắng thì chiếc nón làm ra sẽ không được đẹp.

Một chiếc nón đạt đầy đủ tiêu chuẩn là phải có màu trắng xanh với những gân lá màu xanh nhẹ, mặt phải bóng, khi đan lên nón thì màu của gân nổi lên bề mặt thì mới đẹp mặt. Để đạt được điều dó, phải làm đúng theo các qui trình một cách tuân thủ.

Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (đối với lá cọ thì không phơi nắng). Sau đó thì phơi sương từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm ra. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá phải được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).

Với cây mắc sắt, những người thợ làm nón (thường là đàn ông) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ lớn hơn que tăm một chút. Sau đó uốn nan tre này thành những vòng tròn từ lớn đến bé và đều được bóng bẩy. Mỗi cái nón sẽ có 16 nan tre đã được uốn vòng như thế này. Những vòng ấy sẽ được đặt vào một khung bằng gỗ hình chóp theo vị trí từ dưới lên từ lớn đến bé. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay để những chiếc lá không bị chồng lên nhau hoặc xô lệch.

Kể về quá trình làm nón mà không nhắc đế nghệ thuật làm nón bài thơ ở Huế thì thật thiếu xót. Đặt biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp lá với lớp lá thứ nhất chỉ gồm hai mươi lá, còn lớp ngoài chỉ có ba mươi lá và lớp bài thơ thì được chèn ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người làm phải thật sự khéo léo sao cho khi chêm lá sẽ không làm cho lá bị chồng lên nhau hay bị xô lệch, như vậy thì chiếc nón lá của chúng ta sẽ có được độ thanh và mỏng. Khi soi nón dưới ánh nắng, người ta sẽ thấy được bài thơ, hay nhìn rõ được chiếc cầu Tràng Tiền hoặc chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết đó đã tạo được nét đặc sắc riêng của nón bài thơ ở xứ Huế. Khi đội nón bài thơ người đội nó chắc hẳn hãnh diện lắm vì đã mang trên mình những danh lam thắng cảnh hay một bài thơ mang đậm sắc Việt.

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng những sợi nilông dẻo, dai và săn chắc có màu trắng trong suốt. Các nón lá không được xộc xệch, đường kim chỉ phải đều. Khi nón lá được chằm hoàn tất người ta đính thêm cho chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho nón. Sau khi cho nón một điểm nhấn, thì người thợ sẽ phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Ở hai vòng tròn lớn bằng nan tre phần dưới của hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ đôi kết đối xứng hai bên để buộc quai.

Quai nón thường được làm bằng lục, the, nhung,.. với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm cho nón thêm phần xinh xắn và càng làm tăng độ duyên dáng cho người đội nón. Chiếc nón lá cũng giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn đẹp ở cách thể hiện ở phần dáng nón. Những người thợ đã gởi gắm vào từng "đứa con' những hình ảnh mang nét truyền thống văn hóa dân tộc.

Từ Bắc vào Nam, từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn, những chiếc nón lá trải đi khắp các nẻo đường và trở nên thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón không chỉ là vật dụng thân thiết, mà còn là người bạn thủy chung với người lao động đội nắng dầm mưa, đội nón ra đồng, đội nón đi chợ,... nón còn là những chiếc quạt xua đi những mệt mỏi, mồ hôi dưới nắng hè gây gắt mà còn làm tăng nét duyên và tăng thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Vào mỗi buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ xinh với tà áo dài trắng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,... Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái dưới bộ áo dài duyên dàng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

Muốn nón lá được bền chỉ nên đội dưới nắng, không nên đi trong mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Nón lá là một những bề mặt của đất nước Việt Nam ta, vì thế hãy giữ gìn nó thật kĩ tránh làm hỏng nón. Hãy yêu quý cái nét truyền thống lâu đời đó, nón lá sẽ là một người bạn luôn sát cánh cùng chúng ta dẫu có nắng mưa gian khổ.

1
0
tiểu kk
01/02/2020 21:41:35

Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc "nón lá" đã theo chân người phụ nữ miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá bồng bềnh theo con nước lớn, nước ròng, dầm mưa dãi nắng sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nữ chung.

Ngày nay chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có chiếc nón lá đội đầu che mưa, che nắng và để làm duyên, ngày xưa tổ tiên chúng ta đã đổ bao tâm sức đề nghĩ ra và làm nên chiếc nón lá này. Nón lá có dạng hình chóp. Nón lá có nhiều loại khác nhau. Nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài bài thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của chú lính thời xưa)... Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như lá cọ, lá dừa, lá buông,... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già - lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40 - 50 cm.

Để làm ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.

Trong khâu kỹ thuật, thợ làm nón lá có kinh nghiệm chọn lá dù cô cũng còn giữ được màu xanh nhẹ, 16 vành nức thường mảnh được vuốt tròn trĩnh, tỉ mỉ và công phu. Lá được ủi nhiều lần, cẩn thận cho thật phẳng và láng. Hình dáng của chiếc nón lá phụ thuộc rất nhiều vào khung chằm. Khung chằm ( còn được gọi là khuôn nón ) phải được đặt riêng với yêu cầu cụ thể để dáng của chiếc nón lá sau này cân đối, đẹp mắt, vừa ý. Người thợ làm khung nón giữ kỹ thuật tạo dáng, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành... như một thứ gia bảo cha truyền con nối, theo một thẩm mỹ dân gian "hay mắt" mà thật ra là cả một tỷ lệ thích hợp đã được nhiều đời và nhiều vùng kiểm nghiệm "thuận mắt ta ra mắt người".

Khi xây và lợp lá phải thật khéo, nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để sao cho nón thanh và mỏng, mũi chỉ chằm phải để kẽ lá ôm khích lấy nhau.

Khi nói chằm hoàn tất người thợ đính cái xoài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.

Từ khi có mặt với chức năng là "cái nón", thì chiếc nón đã theo chân người nông dân ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được và dùng để quạt cho cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng. Chiếc nón lá còn có mặt trong sách vở, thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ca ngợi tình yêu trai gái... và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong cuộc sống vô cùng đẹp và lãng mạn của đời mình.

Từ lâu chúng ta đã biết đến chiếc nón lá như một đồ vật rất quen thuộc bởi nó đã gắn bó và trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, duyên dáng và thực tiễn trong đời sống nông dân "một nắng hai sương" trên cánh đồng, bờ tre làng. Cùng với chiếc áo dài thì chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Chiếc nón lá đã tự nhiên đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hóa, mang cái tâm hồn dân tộc gợi cảm ứng cho thơ ca. Chiếc nón lá chỉ từ 45 - 50 nghìn đồng mà nó tô lên nét đẹp, vẻ duyên dáng của người Việt Nam.

Do hiện đại có rất nhiều công ty sản xuất ra biết bao nhiêu là ô, mũ,... xinh xắn và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thị, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện chứng tỏ sự tồn tại của nó cùng thời gian cả về giá trị sử dụng lẫn nét đẹp văn hóa thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Những đồ dùng muốn bền và đẹp thì cần bảo quản tốt, chiếc nón lá cũng vậy, sau khi đã sử dụng, người phụ nữ Việt Nam đều mắc lên và bao lại cẩn thận. Cũng vì thế mà sử dụng sẽ lâu hơn.

Dẫu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen liên tưởng đến người phụ nữ "nón nghiêng che" đầy ấn tượng!

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón lá bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ lâu rồi, khi nhắc đến nón bài thơ, người ta đều nghĩ ngay đến Huế.

Chiếc nón lá Việt Nam là một vật dụng không thể thiếu và là người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón nào so sánh được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×