nói về vẻ đẹp của ngf phụ nữ phong kiến
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền "năm thê bảy thiếp", được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ "thân em" cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
"Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh "tấm lụa đào", hay "con cá rô thia" trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đấy nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:
"Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan"...
Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.
"Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày"
Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.
"Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm."
Người con gái trong bài ca dao H'mông này đang than thân trách phận mình khi "xuất giá tòng phu''. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời "theo ách" như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:
"Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra"
Có khi họ bị chồng đánh đập:
"Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"
Có khi bị chồng phụ bạc:
"Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.
"Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi''
Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: "Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi". Một sự mời mọc ngập ngừng.
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Hình ảnh người phụ nữ và thân phận long đong như thân cò mò mẫm xuất hiện rất nhiều trong thơ văn, đặc biệt trong ca dao dân ca Việt Nam thì hình ảnh này lại được tác giả dân gian lựa chọn đặc tả rất hay và những câu ca ấy luôn đi cùng năm tháng.
Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Sự bất công dưới chế độ phong kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng "trọng nam khinh nữ", họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vực dậy đấu tranh.
Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phải thuận theo những khuôn phép chật hẹp trói buộc cuộc đời họ trong những khung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình. Đặc biệt khi xã hội phong kiến rất coi trọng "tam tòng, tứ đức" thì đã biến cuộc đời mỗi phụ nữ khi được sinh ra là phải luôn sống hy sinh cho người khác, sống vì người khác không phải cho mình. Chúng ta có thể thấy được trong thơ Hồ Xuân Hương hình ảnh người phụ nữ là chủ để chính cốt lõi luôn được bà nhắc đến và để dành một khoảng trống viết về từng cuộc đời thân phận của họ.
Lời thơ giống như lời bộc bạch cho chính thân phận tác giả và lời kêu vang muốn bảo vệ cho phụ nữ nói chung:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son..."
Người phụ nữ xưa có nhan sắc, phẩm hạnh nhưng quả thực đúng như câu nói cho các bậc thi nhân nói về số phận của người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh" dù họ đẹp nhưng vẫn phải chịu một cuộc đời trôi nổi đầy sóng gió. Như những chiếc bánh trôi "bảy nổi ba chìm với nước non", tác giả Hồ Xuân Hương rất tinh tế khi mượn hai từ "nổi", "chìm" để nói lên được rõ nhất số phận những người con gái tài hoa cứ chìm, nổi không biết dạt về chốn nào.
"Thân em như tấm lụa đào,
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Đây cũng là một câu ca dao đã nói lên được hết số phận trôi nổi, "phất phơ" giữa cuộc đời không chốn nương tựa. Người phụ nữ giống như "tấm lụa đào" tuy đẹp tuy thướt tha nhưng dường như không có giá trị cứ mặc ngang giữa đường đời không ai hay.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam còn rất nhiều những câu thơ hay về chủ đề quen thuộc này, những câu ca dao than thân, trách phận:
- "Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- "Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi"
Nỗi khổ của người phụ nữ không chỉ về vật chất "ngày ngày hai buổi trèo non", "ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương" mà nỗi khổ lớn nhất chính là những chịu đựng cay đắng về tinh thần, họ chỉ được ví với "hạy mưa sa", "chổi đầu hè"... Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Họ hiểu được thân phận mình cả đời họ chỉ lầm lũi giống thân cò thân vạc, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung.
Đến khi đi lấy chồng, người phụ nữ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm "xuất giá tòng phu", "lấy chồng làm ma nhà chồng" đã khiến bao người phụ nữ xưa phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, đặc biệt khi lấy chồng xa quê nỗi nhớ khôn nguôi khi đứng ngóng trông về quê mẹ:
- "Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò"
- "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
- "Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần"
Trong xã hội xưa thì khi về làm dâu phải thuận theo nhà chồng, phải chịu những cảnh cực khổ, những khuôn phép ràng buộc, giữ ý tứ khiến người phụ nữ bị bó buộc.
Đã phải chịu nhiều cay đắng tủi cực, họ đều nhẫn nhịn cam chịu, nhưng những người phụ nữ đã vùng lên đứng dậy phản kháng bởi áp lực quá lớn lên đôi vai gầy để đến khi họ không thể chịu được. Đặc biệt số phận người phụ nữ càng trở nên bi kịch khi chịu cảnh chồng chung. Xã hội phong kiến cho phép "trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" đây là điều bất công mà bao đời nay vẫn còn tiếp diễn. Những người chịu nhiều thua thiệt họ cần được cảm thông, chia sẻ:
- "Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con"
- "Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường"
Mặc dù phải chịu những đau thương như vậy nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, người phụ nữ vẫn luôn có khao khát được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, vẫn ước mơ có tình yêu đẹp:
"Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"
Chỉ là những lời ca ngắn ngủi nhưng vô cùng cô đọng, đó là những lời than thân những lời thổ lộ hết nỗi lòng của người phụ nữ xưa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Hình ảnh đó vẫn luôn là chủ đề được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn trong sáng tác của mình.
Một trong những đề tài dành được rất nhiều sự quan tâm và đã chắp bút cho biết bao nhà thơ trong sự nghiệp sáng tác chính là dòng cảm hứng viết về thân phận người phụ nữ Việt Nam sống trong xã hội phong kiến. Những con người tuy “hồng nhan nhưng bạc phận”, cũng có những người tuy bản chất lương thiện nhưng cũng chung những cảnh sống bất hạnh. Sự bó buộc của xã hội phong kiến và những thế lực cầm quyền đã đẩy những người phụ nữ yếu đuối vào kiếp sống lầm than. Thế nhưng, họ vẫn luôn giữ vững những nét đẹp truyền thống và niềm tin vào cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh tăm tối đến nhường nào.
Với quan niệm “phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu”, thì cuộc đời người phụ nữ tuy sướng hay khổ đều phải gắn bó với một người đàn ông duy nhất. Trong khi đó, người đàn ông thì được phép năm thê bảy thiếp, họ có thể tự do trăng hoa, la lối đánh đập vợ mình mà chẳng phải nhận một lời dè bỉu, đay nghiến.
Người phụ nữ xưa bị tước đi những quyền sống, quyền tự do của bản thân. Quan niệm “tam tòng tứ đức” đã ăn sâu vào trong truyền thống, suy nghĩ mỗi con người, bởi vậy họ luôn tin rằng sinh ra là kiếp phụ nữ thì phải biết nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, luôn biết hi sinh vì chồng vì con. Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình trong các nhà thơ, khi bà sẵn sàng lên tiếng bảo vệ và thẳng thắn nói về cuộc đời người phụ nữ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Họ là những người đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Tiếc thay, cuộc đời ba chìm bảy nổi xô đẩy họ không biết đâu là bến đỗ. Họ không được làm chủ trước những sự lựa chọn mà phải phụ thuộc vào không biết bao nhiêu người. Thế nhưng, dù trong bối cảnh xã hội như thế nào thì họ vẫn quyết tâm giữ cho tâm mình sạch trong, thề son sắt thủy chung với gia đình của mình.
Rồi hướng tầm nhìn về những người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều. Họ đều là nạn nhân của những cuồng hôn nhân đầy nước mắt. Nhắc tới Vũ Nương, ta không khỏi tiếc thương bởi cái chết đầy oan ức của nàng chỉ vì một câu nói ngây thơ của con trẻ, mà người chồng hằng đêm đầu ấp tay kề đã mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi không một lời thanh minh. Vì lẽ đó, đã đẩy Vũ Nương đến cái chết để tự minh oan cho mình. Sống trong chế độ ấy, tiếng nói của người phụ nữ chẳng đáng được đếm xỉa, lắng nghe. Cũng như nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn hơn người, đáng được hưởng cuộc sống sung túc, vinh hoa phú quý hạnh phúc. Than thay, Kiều cũng bị trở thành nạn nhân của một xã hội trọng tiền bạc. Vì tiền mà gây nên cảnh chia ly, tan tác của gia đình Kiều khi không có tiền cứu cha và em, nàng phải tự hi sinh bán mình cho Mã giám sinh- một tên buôn thịt bán người, chẳng hề có chút tình người. Từ một người con gái trinh trắng, tài năng cô bị đẩy vào chốn lầu xanh, nơi chỉ toàn những bọn cặn bã, bẩn thiu, xem thân người phụ nữ như những món hàng. Không dừng lại ở đó, đến khi gặp được một người có thể tin yêu là Từ Hải, thì vì đại nghĩa sự nghiệp, Từ hải đã để Kiều ở lại một mình vì mưu cầu sự nghiệp. Đến cuối cùng, họ đều phải tìm đến cái chết để giải tỏa nỗi oan ức, giải thoát cho những khổ đau, oan nghiệt của cuộc đời.
Thế nhưng, gạt bỏ những oan khuất, đắng cay của cuộc đời họ, qua biết bao biến cố họ vẫn luôn nhẫn nhịn, hi sinh vì gia đình mà chẳng một lời oán than. Trong bài thơ “Thương vợ” của Tú xương, ông đã dành biết bao lời lẽ để nói về công ơn của ông đối với người vợ thân yêu của mình. Khi người đàn ông chẳng thể lo cho gia đình của mình thì người phụ nữ đã chẳng kể sớm hôm, lặn lội nuôi chồng thương con.
“quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Chế độ xã hội bất công khi thân làm quan cũng chẳng đủ để chăm sóc cho gia đình, buộc người phụ nữ phải tần tảo, một tay buôn bán để lo từng miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Thế nhưng, họ xem đó là trách nhiệm, là công việc của họ khi sinh ra là một người phụ nữ, họ cam chịu với những công việc đó mà không một lời than thở.
Có lẽ, ta cũng chẳng thể nào quên được những nhân vật như Chị Dậu, Thị nở hay những người phụ nữ không được kể tên, nhưng họ là những con người sống trong xã hội phong kiến ấy. Tuy nghèo, tuy đói những vẫn luôn ưu tiên chăm sóc người chồng, người con, nhường cả miếng cơm ngụm nước khi đói mà không nhận được chút cảm thông, công nhận.
Đại thi hào Nguyễn Du đã viết rằng
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Dù có dành biết bao lời tán thưởng hay thể hiện sự đồng cảm, xót xa thì số kiếp những người phụ nữ ấy vẫn chẳng thể nào đổi thay. Họ vẫn luôn đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, thế những họ không hề được hưởng xứng đáng với những hi sinh của mình. Sống trong xã hội phong kiến, cuộc sống của họ ví như “chim trong lồng, cá trong chậu”, ước mơ được làm chủ cuộc sống, có được một cuộc đời bình yên cùng những hạnh phúc nhỏ nhoi luôn thật xa vời biết bao nhiêu.
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.
Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiều. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Từ cô Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du, ta lại gặp thêm bao nhiêu thân phận bất hạnh trong chùm ca dao than thân:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Câu ca dao mở đầu bằng mô thức “thân em” toát lên âm điệu ngậm ngùi trong tiếng than của người phụ nữ. Cách mở đầu ấy khiến lời than thêm xót xa. Nghệ thuật so sánh với những hình ảnh thật gần gũi mà gợi cảm, câu ca dao gợi lên hình ảnh người phụ nữ với sự ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình. Đó là vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tuổi xuân và giá trị cao quí của mình, bởi lụa đào đâu phải thứ tầm thường! Nhưng nghệ thuật ẩn dụ ở đây lại gợi lên nỗi khổ đau thân phận cùa người phụ nữ. Bởi với cảnh ngộ phất phơ giữa chợ, người phụ nữ đã trở thành món hàng mua bán, họ sẽ bị phụ thuộc, cuộc sống bấp bênh không có gì đảm bảo, số phận không biết sẽ vào tay ai.
Trong xã hội ấy, người phụ nữ không thể quyết định được vận mệnh của mình như cô gái trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Số phận của cô như một món hàng ngoài đường mặc cho người đời lựa chọn và trả giá. Cô không thể quyết định được tình yêu của mình, sự cố gắng chống lại chỉ là vô vọng.
Người phụ nữ xưa trong văn chương không chỉ đẹp ngoại hình mà còn mang vẻ đẹp của nội tâm. Đó là vẻ đẹp của đức hạnh, lòng chung thủy sắt son như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đức hạnh là thế nhưng cuối cùng vẫn bị chồng mình nghi ngờ, Vũ Nương phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình một cách đau đớn!
Một vẻ đẹp khác trong tâm hồn của người phụ nữ là tình cảm yêu thương. Ta lại gặp nỗi niềm nhớ thương người yêu của cô gái trong ca dao:
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Một nỗi nhớ được chuyển tải qua những câu hỏi liên tiếp của nhân vật trữ tình, không có câu trả lời, vì thế càng day dứt. Với nghệ thuật đảo thanh (thanh trắc, thanh bằng đan xen), câu ca dao diễn tả tâm trạng ngổn ngang, rối bời, da diết, khắc khoải thật mãnh liệt và nỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm…
Mặc dù cam chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người phụ nữ thời phong kiến, nhưng vẫn có người vùng lên đấu tranh vì lẽ phải, vì cuộc sống của họ. Những lần hồi sinh của Tấm sau những lần sát hại của mẹ con Cám chính là sự trỗi dậy của khát vọng sống mãnh liệt. Sự hóa thân ấy chứng minh cho sức sống bền vững mạnh mẽ của con người trong xã hội còn áp bức bất công.
Rõ ràng, người phụ nữ trong xã hội xưa đều có chung một số phận, đều mang tên chung là bất hạnh. Dù họ có sắc đẹp, có tâm hồn cao thượng nhưng vẫn bị phong tục cổ hủ, lễ nghi khắc nghiệt ràng buộc. Họ có thể vùng dậy mạnh mẽ, nhưng họ vẫn không thể để chiến thắng được các thế lực đen tối, tàn bạo của xã hội phong kiến bất công.
Đọc những áng thơ văn xưa, chúng ta cảm thông, xót thương biết bao cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc càng trân trọng hơn vẻ đẹp sáng ngời của họ trong xã hội khắc nghiệt ấy. Điều đó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị của cuộc sống ngày nay với bao điều tốt đẹp. Ở đó người phụ nữ được trân trọng, yêu quý và được sống với hạnh phúc của mình đã tìm kiếm và vun đắp.
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền "năm thê bảy thiếp", được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ "thân em" cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
"Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh "tấm lụa đào", hay "con cá rô thia" trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đấy nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:
"Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan"...
Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.
"Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày"
Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.
"Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm."
Người con gái trong bài ca dao H'mông này đang than thân trách phận mình khi "xuất giá tòng phu''. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời "theo ách" như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:
"Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra"
Có khi họ bị chồng đánh đập:
"Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"
Có khi bị chồng phụ bạc:
"Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.
"Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi''
Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: "Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi". Một sự mời mọc ngập ngừng.
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Hình ảnh người phụ nữ và thân phận long đong như thân cò mò mẫm xuất hiện rất nhiều trong thơ văn, đặc biệt trong ca dao dân ca Việt Nam thì hình ảnh này lại được tác giả dân gian lựa chọn đặc tả rất hay và những câu ca ấy luôn đi cùng năm tháng.
Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Sự bất công dưới chế độ phong kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng "trọng nam khinh nữ", họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vực dậy đấu tranh.
Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phải thuận theo những khuôn phép chật hẹp trói buộc cuộc đời họ trong những khung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình. Đặc biệt khi xã hội phong kiến rất coi trọng "tam tòng, tứ đức" thì đã biến cuộc đời mỗi phụ nữ khi được sinh ra là phải luôn sống hy sinh cho người khác, sống vì người khác không phải cho mình. Chúng ta có thể thấy được trong thơ Hồ Xuân Hương hình ảnh người phụ nữ là chủ để chính cốt lõi luôn được bà nhắc đến và để dành một khoảng trống viết về từng cuộc đời thân phận của họ.
Lời thơ giống như lời bộc bạch cho chính thân phận tác giả và lời kêu vang muốn bảo vệ cho phụ nữ nói chung:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son..."
Người phụ nữ xưa có nhan sắc, phẩm hạnh nhưng quả thực đúng như câu nói cho các bậc thi nhân nói về số phận của người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh" dù họ đẹp nhưng vẫn phải chịu một cuộc đời trôi nổi đầy sóng gió. Như những chiếc bánh trôi "bảy nổi ba chìm với nước non", tác giả Hồ Xuân Hương rất tinh tế khi mượn hai từ "nổi", "chìm" để nói lên được rõ nhất số phận những người con gái tài hoa cứ chìm, nổi không biết dạt về chốn nào.
"Thân em như tấm lụa đào,
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Đây cũng là một câu ca dao đã nói lên được hết số phận trôi nổi, "phất phơ" giữa cuộc đời không chốn nương tựa. Người phụ nữ giống như "tấm lụa đào" tuy đẹp tuy thướt tha nhưng dường như không có giá trị cứ mặc ngang giữa đường đời không ai hay.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam còn rất nhiều những câu thơ hay về chủ đề quen thuộc này, những câu ca dao than thân, trách phận:
- "Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- "Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi"
Nỗi khổ của người phụ nữ không chỉ về vật chất "ngày ngày hai buổi trèo non", "ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương" mà nỗi khổ lớn nhất chính là những chịu đựng cay đắng về tinh thần, họ chỉ được ví với "hạy mưa sa", "chổi đầu hè"... Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Họ hiểu được thân phận mình cả đời họ chỉ lầm lũi giống thân cò thân vạc, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung.
Đến khi đi lấy chồng, người phụ nữ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm "xuất giá tòng phu", "lấy chồng làm ma nhà chồng" đã khiến bao người phụ nữ xưa phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, đặc biệt khi lấy chồng xa quê nỗi nhớ khôn nguôi khi đứng ngóng trông về quê mẹ:
- "Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò"
- "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
- "Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần"
Trong xã hội xưa thì khi về làm dâu phải thuận theo nhà chồng, phải chịu những cảnh cực khổ, những khuôn phép ràng buộc, giữ ý tứ khiến người phụ nữ bị bó buộc.
Đã phải chịu nhiều cay đắng tủi cực, họ đều nhẫn nhịn cam chịu, nhưng những người phụ nữ đã vùng lên đứng dậy phản kháng bởi áp lực quá lớn lên đôi vai gầy để đến khi họ không thể chịu được. Đặc biệt số phận người phụ nữ càng trở nên bi kịch khi chịu cảnh chồng chung. Xã hội phong kiến cho phép "trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" đây là điều bất công mà bao đời nay vẫn còn tiếp diễn. Những người chịu nhiều thua thiệt họ cần được cảm thông, chia sẻ:
- "Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con"
- "Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường"
Mặc dù phải chịu những đau thương như vậy nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, người phụ nữ vẫn luôn có khao khát được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, vẫn ước mơ có tình yêu đẹp:
"Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"
Chỉ là những lời ca ngắn ngủi nhưng vô cùng cô đọng, đó là những lời than thân những lời thổ lộ hết nỗi lòng của người phụ nữ xưa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Hình ảnh đó vẫn luôn là chủ đề được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn trong sáng tác của mình.
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.
Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiều. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu… Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Từ cô Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du, ta lại gặp thêm bao nhiêu thân phận bất hạnh trong chùm ca dao than thân:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Câu ca dao mở đầu bằng mô thức “thân em” toát lên âm điệu ngậm ngùi trong tiếng than của người phụ nữ. Cách mở đầu ấy khiến lời than thêm xót xa. Nghệ thuật so sánh với những hình ảnh thật gần gũi mà gợi cảm, câu ca dao gợi lên hình ảnh người phụ nữ với sự ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình. Đó là vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tuổi xuân và giá trị cao quí của mình, bởi lụa đào đâu phải thứ tầm thường! Nhưng nghệ thuật ẩn dụ ở đây lại gợi lên nỗi khổ đau thân phận cùa người phụ nữ. Bởi với cảnh ngộ phất phơ giữa chợ, người phụ nữ đã trở thành món hàng mua bán, họ sẽ bị phụ thuộc, cuộc sống bấp bênh không có gì đảm bảo, số phận không biết sẽ vào tay ai.
Trong xã hội ấy, người phụ nữ không thể quyết định được vận mệnh của mình như cô gái trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Số phận của cô như một món hàng ngoài đường mặc cho người đời lựa chọn và trả giá. Cô không thể quyết định được tình yêu của mình, sự cố gắng chống lại chỉ là vô vọng.
Người phụ nữ xưa trong văn chương không chỉ đẹp ngoại hình mà còn mang vẻ đẹp của nội tâm. Đó là vẻ đẹp của đức hạnh, lòng chung thủy sắt son như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đức hạnh là thế nhưng cuối cùng vẫn bị chồng mình nghi ngờ, Vũ Nương phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình một cách đau đớn!
Một vẻ đẹp khác trong tâm hồn của người phụ nữ là tình cảm yêu thương. Ta lại gặp nỗi niềm nhớ thương người yêu của cô gái trong ca dao:
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Một nỗi nhớ được chuyển tải qua những câu hỏi liên tiếp của nhân vật trữ tình, không có câu trả lời, vì thế càng day dứt. Với nghệ thuật đảo thanh (thanh trắc, thanh bằng đan xen), câu ca dao diễn tả tâm trạng ngổn ngang, rối bời, da diết, khắc khoải thật mãnh liệt và nỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm…
Mặc dù cam chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người phụ nữ thời phong kiến, nhưng vẫn có người vùng lên đấu tranh vì lẽ phải, vì cuộc sống của họ. Những lần hồi sinh của Tấm sau những lần sát hại của mẹ con Cám chính là sự trỗi dậy của khát vọng sống mãnh liệt. Sự hóa thân ấy chứng minh cho sức sống bền vững mạnh mẽ của con người trong xã hội còn áp bức bất công.
Rõ ràng, người phụ nữ trong xã hội xưa đều có chung một số phận, đều mang tên chung là bất hạnh. Dù họ có sắc đẹp, có tâm hồn cao thượng nhưng vẫn bị phong tục cổ hủ, lễ nghi khắc nghiệt ràng buộc. Họ có thể vùng dậy mạnh mẽ, nhưng họ vẫn không thể để chiến thắng được các thế lực đen tối, tàn bạo của xã hội phong kiến bất công.
Đọc những áng thơ văn xưa, chúng ta cảm thông, xót thương biết bao cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc càng trân trọng hơn vẻ đẹp sáng ngời của họ trong xã hội khắc nghiệt ấy. Điều đó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị của cuộc sống ngày nay với bao điều tốt đẹp. Ở đó người phụ nữ được trân trọng, yêu quý và được sống với hạnh phúc của mình đã tìm kiếm và vun đắp.
Một trong những đề tài dành được rất nhiều sự quan tâm và đã chắp bút cho biết bao nhà thơ trong sự nghiệp sáng tác chính là dòng cảm hứng viết về thân phận người phụ nữ Việt Nam sống trong xã hội phong kiến. Những con người tuy “hồng nhan nhưng bạc phận”, cũng có những người tuy bản chất lương thiện nhưng cũng chung những cảnh sống bất hạnh. Sự bó buộc của xã hội phong kiến và những thế lực cầm quyền đã đẩy những người phụ nữ yếu đuối vào kiếp sống lầm than. Thế nhưng, họ vẫn luôn giữ vững những nét đẹp truyền thống và niềm tin vào cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh tăm tối đến nhường nào.
Với quan niệm “phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu”, thì cuộc đời người phụ nữ tuy sướng hay khổ đều phải gắn bó với một người đàn ông duy nhất. Trong khi đó, người đàn ông thì được phép năm thê bảy thiếp, họ có thể tự do trăng hoa, la lối đánh đập vợ mình mà chẳng phải nhận một lời dè bỉu, đay nghiến.
Người phụ nữ xưa bị tước đi những quyền sống, quyền tự do của bản thân. Quan niệm “tam tòng tứ đức” đã ăn sâu vào trong truyền thống, suy nghĩ mỗi con người, bởi vậy họ luôn tin rằng sinh ra là kiếp phụ nữ thì phải biết nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, luôn biết hi sinh vì chồng vì con. Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình trong các nhà thơ, khi bà sẵn sàng lên tiếng bảo vệ và thẳng thắn nói về cuộc đời người phụ nữ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Họ là những người đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Tiếc thay, cuộc đời ba chìm bảy nổi xô đẩy họ không biết đâu là bến đỗ. Họ không được làm chủ trước những sự lựa chọn mà phải phụ thuộc vào không biết bao nhiêu người. Thế nhưng, dù trong bối cảnh xã hội như thế nào thì họ vẫn quyết tâm giữ cho tâm mình sạch trong, thề son sắt thủy chung với gia đình của mình.
Rồi hướng tầm nhìn về những người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều. Họ đều là nạn nhân của những cuồng hôn nhân đầy nước mắt. Nhắc tới Vũ Nương, ta không khỏi tiếc thương bởi cái chết đầy oan ức của nàng chỉ vì một câu nói ngây thơ của con trẻ, mà người chồng hằng đêm đầu ấp tay kề đã mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi không một lời thanh minh. Vì lẽ đó, đã đẩy Vũ Nương đến cái chết để tự minh oan cho mình. Sống trong chế độ ấy, tiếng nói của người phụ nữ chẳng đáng được đếm xỉa, lắng nghe. Cũng như nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn hơn người, đáng được hưởng cuộc sống sung túc, vinh hoa phú quý hạnh phúc. Than thay, Kiều cũng bị trở thành nạn nhân của một xã hội trọng tiền bạc. Vì tiền mà gây nên cảnh chia ly, tan tác của gia đình Kiều khi không có tiền cứu cha và em, nàng phải tự hi sinh bán mình cho Mã giám sinh- một tên buôn thịt bán người, chẳng hề có chút tình người. Từ một người con gái trinh trắng, tài năng cô bị đẩy vào chốn lầu xanh, nơi chỉ toàn những bọn cặn bã, bẩn thiu, xem thân người phụ nữ như những món hàng. Không dừng lại ở đó, đến khi gặp được một người có thể tin yêu là Từ Hải, thì vì đại nghĩa sự nghiệp, Từ hải đã để Kiều ở lại một mình vì mưu cầu sự nghiệp. Đến cuối cùng, họ đều phải tìm đến cái chết để giải tỏa nỗi oan ức, giải thoát cho những khổ đau, oan nghiệt của cuộc đời.
Thế nhưng, gạt bỏ những oan khuất, đắng cay của cuộc đời họ, qua biết bao biến cố họ vẫn luôn nhẫn nhịn, hi sinh vì gia đình mà chẳng một lời oán than. Trong bài thơ “Thương vợ” của Tú xương, ông đã dành biết bao lời lẽ để nói về công ơn của ông đối với người vợ thân yêu của mình. Khi người đàn ông chẳng thể lo cho gia đình của mình thì người phụ nữ đã chẳng kể sớm hôm, lặn lội nuôi chồng thương con.
“quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Chế độ xã hội bất công khi thân làm quan cũng chẳng đủ để chăm sóc cho gia đình, buộc người phụ nữ phải tần tảo, một tay buôn bán để lo từng miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Thế nhưng, họ xem đó là trách nhiệm, là công việc của họ khi sinh ra là một người phụ nữ, họ cam chịu với những công việc đó mà không một lời than thở.
Có lẽ, ta cũng chẳng thể nào quên được những nhân vật như Chị Dậu, Thị nở hay những người phụ nữ không được kể tên, nhưng họ là những con người sống trong xã hội phong kiến ấy. Tuy nghèo, tuy đói những vẫn luôn ưu tiên chăm sóc người chồng, người con, nhường cả miếng cơm ngụm nước khi đói mà không nhận được chút cảm thông, công nhận.
Đại thi hào Nguyễn Du đã viết rằng
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Dù có dành biết bao lời tán thưởng hay thể hiện sự đồng cảm, xót xa thì số kiếp những người phụ nữ ấy vẫn chẳng thể nào đổi thay. Họ vẫn luôn đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, thế những họ không hề được hưởng xứng đáng với những hi sinh của mình. Sống trong xã hội phong kiến, cuộc sống của họ ví như “chim trong lồng, cá trong chậu”, ước mơ được làm chủ cuộc sống, có được một cuộc đời bình yên cùng những hạnh phúc nhỏ nhoi luôn thật xa vời biết bao nhiêu.
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.
Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiều. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Từ cô Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du, ta lại gặp thêm bao nhiêu thân phận bất hạnh trong chùm ca dao than thân:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Câu ca dao mở đầu bằng mô thức “thân em” toát lên âm điệu ngậm ngùi trong tiếng than của người phụ nữ. Cách mở đầu ấy khiến lời than thêm xót xa. Nghệ thuật so sánh với những hình ảnh thật gần gũi mà gợi cảm, câu ca dao gợi lên hình ảnh người phụ nữ với sự ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình. Đó là vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tuổi xuân và giá trị cao quí của mình, bởi lụa đào đâu phải thứ tầm thường! Nhưng nghệ thuật ẩn dụ ở đây lại gợi lên nỗi khổ đau thân phận cùa người phụ nữ. Bởi với cảnh ngộ phất phơ giữa chợ, người phụ nữ đã trở thành món hàng mua bán, họ sẽ bị phụ thuộc, cuộc sống bấp bênh không có gì đảm bảo, số phận không biết sẽ vào tay ai.
Trong xã hội ấy, người phụ nữ không thể quyết định được vận mệnh của mình như cô gái trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Số phận của cô như một món hàng ngoài đường mặc cho người đời lựa chọn và trả giá. Cô không thể quyết định được tình yêu của mình, sự cố gắng chống lại chỉ là vô vọng.
Người phụ nữ xưa trong văn chương không chỉ đẹp ngoại hình mà còn mang vẻ đẹp của nội tâm. Đó là vẻ đẹp của đức hạnh, lòng chung thủy sắt son như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đức hạnh là thế nhưng cuối cùng vẫn bị chồng mình nghi ngờ, Vũ Nương phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình một cách đau đớn!
Một vẻ đẹp khác trong tâm hồn của người phụ nữ là tình cảm yêu thương. Ta lại gặp nỗi niềm nhớ thương người yêu của cô gái trong ca dao:
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Một nỗi nhớ được chuyển tải qua những câu hỏi liên tiếp của nhân vật trữ tình, không có câu trả lời, vì thế càng day dứt. Với nghệ thuật đảo thanh (thanh trắc, thanh bằng đan xen), câu ca dao diễn tả tâm trạng ngổn ngang, rối bời, da diết, khắc khoải thật mãnh liệt và nỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm…
Mặc dù cam chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người phụ nữ thời phong kiến, nhưng vẫn có người vùng lên đấu tranh vì lẽ phải, vì cuộc sống của họ. Những lần hồi sinh của Tấm sau những lần sát hại của mẹ con Cám chính là sự trỗi dậy của khát vọng sống mãnh liệt. Sự hóa thân ấy chứng minh cho sức sống bền vững mạnh mẽ của con người trong xã hội còn áp bức bất công.
Rõ ràng, người phụ nữ trong xã hội xưa đều có chung một số phận, đều mang tên chung là bất hạnh. Dù họ có sắc đẹp, có tâm hồn cao thượng nhưng vẫn bị phong tục cổ hủ, lễ nghi khắc nghiệt ràng buộc. Họ có thể vùng dậy mạnh mẽ, nhưng họ vẫn không thể để chiến thắng được các thế lực đen tối, tàn bạo của xã hội phong kiến bất công.
Đọc những áng thơ văn xưa, chúng ta cảm thông, xót thương biết bao cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc càng trân trọng hơn vẻ đẹp sáng ngời của họ trong xã hội khắc nghiệt ấy. Điều đó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị của cuộc sống ngày nay với bao điều tốt đẹp. Ở đó người phụ nữ được trân trọng, yêu quý và được sống với hạnh phúc của mình đã tìm kiếm và vun đắp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |