Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả con người chống đại dịch Corona

4 trả lời
Hỏi chi tiết
535
2
0
︵✿ℒâℳ‿✿
03/02/2020 15:52:48

Thế giới đang vật lộn với chủng virus corona mới, hiện đã lây lan từ Trung Quốc sang ít nhất 22 quốc gia khác.

Chủng virus mới này - được cho là xuất phát từ động vật hoang dã - cho thấy rõ nguy cơ mà con người đang phải đối mặt do các bệnh lây từ động vật.

Virus corona lây lan ngay cả 'trước khi có triệu chứng bệnh'

213 người chết, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Virus corona: Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị

Đây có thể vẫn sẽ còn là một vấn đề trong tương lai, bởi biến đổi khí hậu và quá trình toàn cầu hóa đã làm thay đổi cách thức tương tác giữa con người và động vật.

Động vật lây bệnh cho con người thế nào?

Trong 50 năm qua, một loạt các bệnh truyền nhiễm đã lây lan nhanh chóng.

Cuộc khủng hoảng HIV/AIDS những năm 1980 bắt nguồn từ loài vượn lớn, còn dịch cúm gia cầm 2004-2007 xuất phát từ chim; và heo đã gây ra đại dịch cúm heo năm 2009.

Gần đây, người ta phát hiện ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) xuất phát từ dơi, thông qua trung gian là cầy hương; nhưng dơi cũng gây cho chúng ta dịch Ebola.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trang trại nuôi gà ở Trung Quốc

Con người luôn nhiễm các loại bệnh từ động vật. Trên thực tế, hầu hết các bệnh truyền nhiễm mới đến từ động vật hoang dã.

Nhưng sự thay đổi của môi trường đang đẩy nhanh tiến trình này; trong khi nhịp sống đô thị và sự phát triển của du lịch quốc tế khiến những căn bệnh như thế này lây lan nhanh hơn một khi xuất hiện.

Bệnh từ loài này lây sang loài khác thế nào?

Hầu hết động vật đều mang trong mình một loạt các mầm bệnh - các loại vi khuẩn và virus có thể gây bệnh.

Khả năng tiến hóa của mầm bệnh phụ thuộc vào khả năng lây nhiễm sang vật chủ mới, và nhảy sang loài khác là một cách để thực hiện điều này.

Hệ thống miễn dịch của vật chủ mới sẽ cố gắng để tiêu diệt mầm bệnh, nghĩa là cả hai - vật chủ mới và mầm bệnh - bị giam trong một trò chơi tiến hóa vĩnh cửu, tức là chúng sẽ cố gắng tìm ra những cách thức mới nhằm tiêu diệt lẫn nhau.

Chẳng như, khoảng 10% số người nhiễm bệnh đã thiệt mạng trong dịch SARS năm 2003, so với chỉ dưới 0,1% do cúm thông thường.

Bản quyền hình ảnh Getty Images

Sự thay đổi về môi trường sống và biến đổi khí hậu đang thay đổi hay thậm chí triệt tiêu môi trường sống của các loài động vật, thay đổi cách thức động vật sinh tồn, cư trú và chuỗi thức ăn.

Ngay cách sống của con người cũng thay đổi - 55% dân số toàn cầu hiện đang sống ở các đô thị, tăng so với con số 35% của 50 năm trước.

Và những đô thị vốn ngày càng mở rộng về không gian này đang thành những 'ngôi nhà' mới cho động vật hoang dã - chuột, gấu trúc, sóc, cáo, chim, chó rừng, khỉ - có thể sống trong các không gian xanh đô thị như công viên và vườn, ăn những thực phẩm mà con người bỏ lại tại đó.

Thông thường, các loài động vật hoang dã dễ thích nghi với cuộc sống ở đô thị hơn so với thay đổi trong tự nhiên, bởi nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào, khiến không gian đô thị trở thành 'nồi hầm' cho sự tiến hóa của các mầm bệnh.

GETTY
The new coronavirus

 

  • 16 countries have confirmed cases of the virus

  • 170 peopleare thought to have died, with almost 8,000 cases confirmed

  • 10%of Sars patients died, compared with 0.1% for "typical" flu

  • $40bnestimated cost of the Sars epidemic to the global economy

  • 90%of disease-causing pathogens are yet to be identified

Source: BBC, NHS, CDC

Nhóm nào có nguy cơ cao nhất?

Các bệnh mới trong vật chủ mới thường nguy hiểm hơn, đó là lý do tại sao bất kỳ bệnh tật mới nào nổi lên cũng rất đáng quan tâm.

Một số nhóm dễ bị mắc các bệnh mới này hơn so với những nhóm khác.

Cư dân nghèo ở đô thị thường phải làm các công việc như dọn dẹp và vệ sinh, điều này khiến họ dễ gặp các nguồn và người mang mầm bệnh hơn so với các nhóm khác.

Họ cũng có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn do dinh dưỡng kém và ít có điều kiện tiếp xúc với không khí trong lành hoặc phải làm việc trong các điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Và nếu họ ốm, có thể họ sẽ không đủ khả năng để tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế.

Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?

Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa

2019-nCov: Y tế VN có sụp đổ nếu dịch virus corona lan ra?

Bệnh mới cũng dễ lây lan hơn tại các đô thị lớn, do dân số những nơi này thường đông, mọi người chen nhau trong cùng không gian nhỏ và chạm vào cùng một bề mặt.

Trong một số nền văn hóa, người ta cũng ăn thịt một số loại động vật hoang dã.

Bệnh tật thay đổi hành vi chúng ta thế nào?

Các quốc gia trên thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gẩy ra lây lan.

Lệnh cấm đi lại hiện được áp dụng tại nhiều nơi, nhưng ngay cả khi không có lệnh này, mọi người vẫn sợ ra ngoài do lo ngại sẽ tiếp xúc với các trường hợp đã nhiễm bệnh.

Việc đi lại xuyên biên giới trở nên khó khăn hơn, lao động nhập cư theo mùa không thể di chuyển, khiến chuỗi cung ứng lao đông bị gián đoạn.

Năm 2003, dịch SARS gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 40 tỷ đô la Mỹ chỉ trong có sáu tháng. Điều này một phần là do chi phí điều trị cho bệnh nhân, nhưng cũng do các hoạt động kinh tế và du lịch của con người bị gián đoạn.

Chúng ta có thể làm gì?

Các chính phủ thường có xu hướng coi mỗi căn bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện là một cuộc khủng hoảng độc lập, thay vì nhận ra chúng đều là dấu hiệu cho thấy thế giới của chúng ta đang biển đổi như thế nào.

Càng tác động để thay đổi môi trường sống, chúng ta càng có khả năng phá vỡ hệ sinh thái và tạo cơ hội cho bệnh tật mới xuất hiện.

Chỉ có khoảng 10% mầm bệnh trên thế giới đã được ghi nhận. Bởi vậy, cần đầu tư nhiều hơn để xác định những mầm bệnh còn lại và những loài động vật nào đang mang các mầm bệnh này.

Ví dụ, số chuột ở London là bao nhiêu và chúng đang mang những mầm bệnh gì?

Nhiều người dân thành phố rất thích với việc các loài động vật hoang dã có thể cùng sống trong không gian đô thị, nhưng chúng ta cũng nên nhận ra rằng, một số loài động vật có thể gây hại.

Nên điều quan trọng là phải theo dõi xem có những loài động vật nào mới đến, rồi liệu mọi người có đang giết hay ăn thịt các loài động vật hoang dã, hay mang chúng từ các khu vực lân cận ra bán ở các chợ hay không.

Cải thiện điều kiện vệ sinh, xử lý chất thải và kiểm soát dịch là những cách giúp ngăn chặn những dịch bệnh này xuất hiện và lan rộng. Nói rộng hơn, đó là thay đổi cách thức chúng ta quản lý môi trường và cách con người tương tác với môi trường.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Giám sát thân nhiệt hành khách tại sân bay quốc tế Addis Ababa Bole, Ethiopia, ngày 31/1/2020

Đại dịch là một phần tương lai của chúng ta

Thừa nhận các dịch bệnh mới đang xuất hiện và lây lan sẽ khiến chúng ta có những hành động mạnh mẽ hơn để chống lại các đại dịch mới, mà bản thân chúng cũng là một phần không thể tránh khỏi trong tương lai của chúng ta.

Một thế kỷ trước, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm khoảng nửa tỷ người và giết chết 50 dến 100 triệu người trên toàn thế giới.

Tiến bộ khoa học và việc đầu tư lớn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu đồng nghĩa với việc những dịch bệnh như vậy sẽ được quản lý tốt hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu và có khả năng sẽ biến thành thảm họa. Và nếu điều gì đó tương tự như dịch cúm Tây Ban Nha lại xảy ra, nó sẽ định hình lại thế giới chúng ta.

Đến giữa thế kỷ trước, một số người ở phương Tây vẫn tuyên bố là có thể chiến thắng các bệnh truyền nhiễm.

Nhưng khi tiến trình đô thị hóa và bất bình đẳng gia tăng, rồi biến đổi khí hậu làm xáo trộn hệ sinh thái, chúng ta phải công nhận rằng, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh mới ngày càng tăng.


Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
03/02/2020 16:02:50

Cơ quan y tế tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày 29-1 xác nhận có thêm 26 người chết liên quan tới virus chủng corona mới, nâng tổng số trường hợp tử vong vì dịch này lên 132.

Thương vong tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn lên việc kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc và các nước khác, trong bối cảnh virus đã lây lan nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bản tin của AFP sáng 29-1 cho biết số ca nhiễm virus corona đã chạm mốc 5.974 tính ở riêng Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa số lượng người bị nhiễm virus mới lần này đã vượt 5.327 ca của đại dịch Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002 và 2003.

Sau đây là những điều cần biết về đại dịch virus corona mới:

Virus gây bệnh ở Vũ Hán là gì?

"Virus Vũ Hán" được nhắc tới những ngày này là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV), chưa từng được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Trên báo chí quốc tế, người ta thường dùng chữ "coronavirus" như một danh từ chung để chỉ loại virus mới này.

Chủng corona chính là chủng của các loại virus gây ra các bệnh đường hô hấp như dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012.

Hiện nay chưa rõ virus corona mới xuất hiện từ đâu, nhưng các loại coronavirus như vậy thường bắt nguồn từ động vật (vật chủ). Một số thông tin nói người nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán là những người mua sắm tại các chợ buôn ẩm ướt ở Vũ Hán.

Đã xuất hiện thông tin nói món súp dơi ở Vũ Hán là nguyên nhân phát bệnh. Nhưng tới nay, thông tin này không chính xác. Đó là một tin giả được dựng lên để lừa cộng đồng mạng.

Báo Tuổi Trẻ đã có bản tin dưới đây về món súp dơi.

Nhiều thuyết âm mưu nói phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán đã "làm lọt virus corona ra ngoài" đến nay vẫn chỉ là đồn đoán, chưa được kiểm chứng.

Triệu chứng của virus corona mới ở Vũ Hán là gì?

Virus corona mới gây viêm phổi cấp. Người mắc bệnh viêm phổi do loại virus này gây ra có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở. Báo Guardian cho biết trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn suy yếu nội tạng.

Do đây là viêm phổi do virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả.

Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi. Đến nay, đa phần người chết do virus corona mới đều cao tuổi và mang bệnh sẵn, sức khỏe kém.

Khả năng lây lan

Virus corona mới đang gây sợ hãi vì tốc độ lan truyền. Nhiều người lo ngại nó sẽ giống các đại dịch SARS và MERS trước đây. Năm 2002, SARS lây lan sang 37 quốc gia/vùng lãnh thổ, nhiễm 8.000 người và khiến 750 người chết. MERS trong khi đó ít lây từ người sang người nhưng có khả năng gây tử vong lớn hơn, giết chết 35% trong tổng số 2.500 người bị nhiễm.

Hiện nay Trung Quốc đã xác nhận virus corona mới, tức virus Vũ Hán, có khả năng truyền từ người sang người. Hôm 28-1, chuyên gia tại Viện Robert Koch ở Đức cho biết một người đàn ông dương tính với virus mới là trường hợp người lây sang người đầu tiên ở châu Âu.

Hành khách mang khẩu trang tại sân bay Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Hiện nay virus đã lây sang 18 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ngoài Trung Quốc, 17 quốc gia/vùng lãnh thổ khác có người nhiễm virus corona mới bao gồm: Hong Kong, Macau, Úc, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Malaysia, Nepal, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam.

Nó nguy hiểm như thế nào?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28-1 đã nâng mức cảnh báo đối với virus corona mới từ "trung bình" thành mức "cao".

Đây là một vụ bê bối nhỏ của WHO giữa bối cảnh nỗi sợ dịch bệnh đang bao phủ toàn thế giới. Tổ chức này từng đánh giá dịch cúm heo ở mức "rất cao" vào năm 2009, nhưng kết quả thực tế dịch này không "cao" như vậy. Đến giai đoạn 2014 - 2016, WHO lại bị cho đánh giá sai mức độ nghiêm trọng của dịch Ebola.

Xét lý thuyết số lượng tử vong/ca bệnh ngày nay, tỉ lệ chết người của dịch corona mới vào khoảng 3%. Dù vậy dư luận vẫn rất hoang mang.

Đã có thuốc trị chưa?

Tính đến nay, ít nhất Trung Quốc và Việt Nam đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus chủng corona mới này. Tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị loại virus mới.

Tân Hoa xã ngày 28-1 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm chống virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán, bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học.

Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc "ứng viên" nhằm thử nghiệm, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho hay.

Người dân ở thành phố thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đeo khẩu trang khi đến quảng trường Thiên An Môn - Ảnh: REUTERS

Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các loại thuốc đang bán trên thị trường, cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme.

Những loại được chọn vừa qua bao gồm 12 loại thuốc chống HIV như Indinavir, Saquinavir, Lopinavir, Carfilzomib và ritonavir, cũng như hai loại thuốc chống virus hợp bào hô hấp, thuốc chống tâm thần phân liệt và thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra, một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được cho có thành phần hiệu quả chống virus Vũ Hán, bao gồm Hổ trượng (Polygonum cuspidatum), hay còn gọi là củ cốt khí và hoạt huyết đan, cũng nằm trong danh sách cân nhắc dùng để điều trị.

Đại dịch có bùng phát ở Việt Nam hay không?

Virus corona chưa hoành hành ở Việt Nam, và số ca nhiễm tại Việt Nam hiện lẻ tẻ như một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác. Tuy vậy việc đề cao cảnh giác là rất cần thiết.

Nhiều nước tới nay đã tiến hành biện pháp khuyến cáo công dân, trong khi một số hãng hàng không ngưng bay tới Vũ Hán. Lấy ví dụ hãng Scoot của Singapore cho phép những người đặt vé trước về Vũ Hán có quyền thay đổi hành trình hoặc hoàn lại tiền vé. Những chuyến bay tới Vũ Hán được đổi thành Hàng Châu.

Bản thân chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa thành phố Vũ Hán, cách ly với phần còn lại. Vì vậy khó có chuyện một du khách Vũ Hán nào đi khỏi Vũ Hán tới vùng khác hay nước khác từ ngày 23-1.

Mặc dù vậy, do virus corona mới đã xuất hiện từ giữa tháng 12, nhiều nước vẫn lo ngại và có biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng đối với bất kỳ du khách Vũ Hán và Trung Quốc nào nói chung.

Tính tới nay, Mông Cổ và Triều Tiên là hai quốc gia đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, vùng Viễn Đông Nga cũng đóng cửa với Trung Quốc.

Thông tin 13/14 quốc gia đóng cửa biên giới trên bộ với Trung Quốc là không chính xác.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
03/02/2020 16:03:48

Đây là nữ nhân viên lễ tân của một khách sạn ở Nha Trang từng “tiếp xúc gần” với cha con người Trung Quốc nhiễm nCoV đầu tiên ở Việt Nam, lưu trú tại khách sạn. Bệnh nhân 25 tuổi, có địa chỉ thường trú tại xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Bệnh khởi phát ngày 18/1, với triệu chứng ho, sốt. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà đã tiến hành cách ly, theo dõi do người này có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nCoV và gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur Nha Trang để làm xét nghiệm, kết quả dương tính với nCoV (ngày 31/1).

Sáng cùng ngày, Bộ Y tế đã công bố dịch bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra tại tỉnh Khánh Hòa, ngay sau khi tỉnh này có trường hợp đầu tiên mắc bệnh. Theo đó, tính đến 17 giờ ngày 31/1/2020, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã được thu dung, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa. Số người nghi nhiễm là 23 trường hợp (13 trường hợp đã loại trừ nCoV do kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV).

Về nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch, Bộ Y tế cho biết: 

Nguyên nhân: do chủng mới của virus Corona; đường lây truyền: qua đường hô hấp từ người sang người; tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A với nguy cơ ở mức khẩn cấp toàn cầu.

Bộ Y tế cũng lưu ý các biện pháp phòng, chống dịch: Đối với người dân: Sử dụng khẩu trang che miệng và mũi; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn với thời gian ít nhất là 20 giây; tránh tiếp xúc gần với người bị ho hoặc sốt; thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất khi phát hiện người mắc bệnh hoặc dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV; tuân thủ các quy định về cách lý và điều trị của cơ quan y tế trong trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Đối với các cơ quan, tổ chức: Thực hiện các biện pháp giám sát, chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận, cách ly, điều trị người mắc viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 8 giờ 30, ngày 1/2/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona trên thế giới tiếp tục diễn biến nhanh và phức tạp. Tổng số trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới đã lên tới 11.949 ,trong đó tại Trung Quốc là 11.791. 259 trường hợp tử vong đều ở Trung Quốc. Tổng số trường hợp nhiễm chủng virus corona mới bên ngoài Trung Quốc là 158, đã lan rộng ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
03/02/2020 16:04:32

Bình Dương triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh virus Corona (nCoV)
Tăng tương phản Giảm tương phản
Cỡ chữ:
02/02/2020 | Mai Xuân

    TTĐT - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, Bình Dương đã chủ độ​ng triển khai nhiều biện pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh nCoV theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định dừng một số lễ hội thu hút đông người tham dự như Lễ kỷ niệm 05 năm hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), dự kiến diễn ra ngày 7/02/2020 (tức ngày 14 tháng Giêng, âm lịch).

    Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo cho các công ty du lịch tạm thời ngưng các tour du lịch đến những nơi có dịch, dừng khai mạc một số lễ hội lớn thu hút đông người tham dự. Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương đã có chỉ đạo yêu cầu Công đoàn các cấp chủ động, quyết liệt phòng dịch bảo sức khỏe và tạo tâm lý yên tâm cho người lao động.

    Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, LĐLĐ tỉnh đã đề nghị các Công đoàn cơ sở đề xuất với người sử dụng lao động nước ngoài và lao động Việt Nam đến từ các vùng có dịch được nghỉ việc để theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, bảo đảm không để lây lan khi đi làm. Ngoài ra, đề xuất với người sử dụng lao động trang bị đầy đủ các phương tiện y tế phòng tránh lây nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh tại doanh nghiệp. Các cấp Công đoàn tăng cường tuyên truyền cho người lao động về các giải pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Ngày 31/01/2020, ông Lê Phú Hòa - Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương đã ký văn bản số 57/SNgV-HTQT khuyến cáo các doanh nghiệp tạm thời cho phép các chuyên gia, nhân viên là người Trung Quốc không quay lại công ty tại Bình Dương làm việc đến hết ngày 15/2, nhằm phòng tránh đến mức tối đa nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh.

    Ngành Y tế Bình Dương cũng đã công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin nóng phòng, chống dịch nCoV nhằm hỗ trợ, tư vấn, xử lý thông tin từ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch bệnh Corona một cách kịp thời, hiệu quả, chính xác; giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh và lây lan của dịch bệnh.

     

    Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp ngành Y tế và các địa phương triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương​

    Ngày 01/02/2020, ngay sau cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình phòng, chống dịch bệnh Corona do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã họp ngành Y tế và các địa phương triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng yêu cầu các huyện, thị, thành phố thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; sớm  ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phòng, chống dịch tại địa phương mình, trong đó chú ý công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, người dân tham gia phòng, chống dịch hiệu quả. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch yêu cầu phối hợp với ngành Y tế xem xét, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học, thực hiện phun thuốc khử trùng tại các trường học và xem xét tình hình để quyết định cho học sinh tạm thời nghỉ học hay không.​​

    Để chủ động đối phó với dịch bệnh, ngành Y tế xem xét kiểm tra các phòng cách ly của các huyện, thị, thành phố; kiểm tra tổ chức phòng, chống dịch ở các tuyến cơ sở; tăng cường công tác đảm bảo vật tư y tế, kiểm soát giá bán các thiết bị y tế tại các hiệu thuốc, cửa hàng kinh doanh hộ gia đình.

    Đối với các lễ hội đã chuẩn bị khai mạc thì giảm quy mô, thời gian tổ chức theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với các lễ hội thu hút đông người tham dự chưa khai mạc thì ngưng tổ chức.

    Trên tinh thần đó, ngày 02/02/2020, ông Vương Vĩnh Thắng - Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu cho biết, Ban tổ chức đã quyết định ngưng Lễ rước kiệu Bà vào ngày Rằm tháng Giêng theo thông lệ để phòng ngừa và đảm bảo sức khỏe cho người dân trước dịch bệnh Corona gây ra. Chiều 02/02/2020 (mùng 9 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Cung nghinh thánh giá Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Chùa bà Thiên Hậu thuộc trung tâm thành phố mới, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một và hoạt động tổ chức đấu giá lồng đèn tại chùa Bà Thiên Hậu (phường Phú Cường) vẫn diễn ra bình thường như mọi năm, tuy nhiên giảm về quy mô và thời gian theo như tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.

    Được biết, ngày mai (03/02/2020), Tỉnh ủy Bình Dương sẽ họp các ngành, địa phương nghe báo cáo tình hình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Corona trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

    Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 20 giờ 00, ngày 02/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau: Tổng số trường hợp mắc 14.642, trong đó tại lục địa Trung Quốc 14.462; tổng số trường hợp tử vong 305, trong đó tại lục địa Trung Quốc 304, tại Philippine 01; tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc 180.

    26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc như sau:

    1. Nhật Bản: 20 trường hợp

    2. Thái Lan: 19 trường hợp

    3. Singapore: 18 trường hợp

    4. Hàn Quốc: 15 trường hợp

    5. Hồng Kông (TQ): 14 trường hợp

    6. Úc: 12 trường hợp

    7. Đài Loan (TQ): 10 trường hợp

    8. Đức: 10 trường hợp 

    9. Malaysia: 8 trường hợp

    10. Mỹ: 8 trường hợp

    11. Ma Cao (TQ): 8 trường hợp

    12. Việt Nam: 7 trường hợp 

    13. Pháp: 6 trường hợp

    14. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 5 trường hợp

    15. Canada: 4 trường hợp

    16. Ý: 2 trường hợp

    17. Anh: 2 trường hợp

    18. Nga: 2 trường hợp

    19. Philippine: 2 trường hợp (01 trường hợp tử vong)

    20. Ấn Độ: 2 trường hợp

    21. Campuchia: 1 trường hợp

    22. Phần Lan: 1 trường hợp

    23. Nepal: 1 trường hợp

    24. Sri Lanka: 1 trường hợp

    25. Thuỵ Điển: 1 trường hợp

    26. Tây Ban Nha: 1 trường hợp


    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
    Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
    Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường

    Học ngoại ngữ với Flashcard

    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Gia sư Lazi Gia sư