LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn lập luận chứng minh khoảng 10 câu để làm rõ luận điểm: nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước

7 trả lời
Hỏi chi tiết
6.948
47
7
Arai -senpai
06/02/2020 08:50:26

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
nhớ chấm điểm nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
3
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:50:57

1) Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

2) Ý nghĩa của văn chương:

Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.

Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…

Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

(Ca dao)

Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.

Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.

Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.

Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).

Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).

Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).

Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước, Hồ XuâHương)

hay như:

Thân em như trái bần trôi

Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.

(Ca dao)

Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.

Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác

9
3
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:51:13

2 . Viết bài:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .
Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.
Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.
Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..
Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.
Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.

5
6
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:51:25
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.
6
2
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:51:51
Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi
6
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:52:09
Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”
Các bạn thân yêu,

Những ngày này, khi tập trung làm việc thì thôi, chứ lúc nào hơi rảnh rỗi một tẹo là tớ lại có cảm giác buồn buồn, thắc thỏm không yên. Một nửa của tớ ở đây, còn một nửa dường như ở nhà. Có cảm giác như một phần máu thịt của mình đang bị kẻ nào đó đe dọa. Trong đầu tớ chờn vờn những hình ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa… cho dù chưa bao giờ tớ đặt chân đến đó. Nhưng tớ rất thích những buổi tối giao thừa được ngồi trước tivi và nghe các anh lính đảo trò chuyện với đất liền, được nhìn thấy họ đã làm gì để có một cái Tết trong một điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt…Trường Sa, Hoàng Sa là một phần thiêng liêng trong hai tiếng “Tổ quốc”

Tớ không phải là một nhà sử học và cũng không phải một chính trị gia. Tớ chỉ là một người dân yêu nước. Và tớ tin tất cả chúng ta đều đang chia sẻ cùng một cảm xúc tức giận và bức bối này, dù bằng cách này hay cách khác.

Có những cuộc chiến bằng súng đạn mà người ta có thể nhìn thấy nhưng tớ đang nghĩ đến một cuộc chiến khác, một cuộc cân não thực sự và cũng không kém căng thẳng – cuộc chiến về kinh tế.

Tớ thấy nguy cơ đe dọa đất nước mình đến từ những hoa quả đầy hóa chất tràn qua biên giới vào thị trường nội địa. Nó không đầu độc người dân mình ngay lập tức mà nó gây tác hại về lâu dài. Những đồ chơi rẻ tiền độc hại vẫn ngày ngày được tiêu thụ với số lượng lớn trên hàng Mã, tràn về nông thôn. Bước chân vào siêu thị thấy hàng Trung Quốc vẫn còn nhiều hơn hàng Việt Nam đơn giản vì hàng của họ giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn- điều mà ta chưa làm được.

Tớ thấy nguy cơ khi người dân mình cũng chưa có ý thức về điều này, không mong muốn bảo vệ chính cộng đồng của mình. Để xuất hàng sang Mỹ sang Châu Âu, họ đã phải vượt qua những tiêu chuẩn như thế nào, thế mà, Hiệp hội người tiêu dùng của Châu Âu còn phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vậy mà họ tha hồ xuất hàng sang nước mình mà dường như không vượt qua một thứ rào cản nào về chất lượng, gà cúm họ xuất sang nước mình hàng lô. Họ nghĩ ra đủ trò để hại các doanh nghiệp mình, tung hứng giá cả để dồn ép người dân bán từng quả dưa hấu, trái cau…v..v. Người dân vẫn hàng ngày ăn uống những quả táo to đẹp mà không biết rằng nếu không để trong tủ lạnh thì vài tháng quả táo đó vẫn đẹp như vậy nhờ hóa chất.

Chừng nào nước mình còn nghèo, cái đói cái khổ vẫn còn thì người dân vẫn còn tiêu thụ những hàng hóa rẻ tiền độc hại như vậy vì suy cho cùng, họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Tớ nghĩ nhiều đến việc ở gần một nước lớn và ta phải đối mặt với hàng ngàn hàng vạn các nguy cơ đến từ mọi phía. Lịch sử đã chứng minh những nguy cơ ấy là có thật, và giờ đây, chúng ta lại phải một lần nữa đối mặt với nó. Nhưng mình nhỏ hơn họ và đất nước ấy đang lớn mạnh từng ngày từng giờ, họ tăng trưởng kinh tế hai con số và họ đang trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ muốn bành trướng và muốn thôn tính những mảnh đất nhiều tiềm năng và trù phú. Đó là một nguy cơ hiện hữu. Vậy mình có thể làm gì?

Thực ra chuyện một nước nhỏ có thể sống yên ổn hay không phụ thuộc phần lớn vào tiềm lực kinh tế của đất nước và ý thức dân tộc của người dân. Về ý thức dân tộc thì có lẽ chẳng có gì phải bàn nhiều. Chúng ta đều yêu nước, và chúng ta đã chứng minh trong suốt lịch sử tồn tại của mình rằng, chúng ta không chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào. Chúng ta mong muốn sống trong hòa bình nhưng phải là thứ hòa bình trong độc lập tự chủ.

Bao nhiêu con người ngã xuống, họ thậm chí không nghĩ quá nhiều rằng họ đang hy sinh để trở thành anh hùng vĩ đại, mà chỉ đơn giản họ nghĩ rằng, kẻ nào xâm lăng đất nước máu thịt của họ, ngăn cản những con người họ yêu quý sống trong hòa bình, kẻ đó phải từ bỏ dã tâm ấy. Và giản đơn như vậy, nhưng những con người ấy đã sống, chiến đấu và hy sinh đến hơi thở cuối cùng từ hàng nghìn năm nay. Mỗi tấc đất ta đang đi dưới chân đều có máu xương của bao nhiêu thế hệ từ thủa lập nước. Đến lịch sử hiện đại, tớ tin rằng, mỗi gia đình chúng mình, không gia đình nào là không có ít nhất một người thân hy sinh trong chiến tranh. Để chúng ta làm gì với ngày hôm nay?

Tớ rất nhớ một thầy giáo đã đặt ra cho bọn tớ một câu hỏi: Các em có nên vui mừng với con số tăng trưởng 8% kinh tế một năm của nước ta không?

Tất nhiên, nếu hồn nhiên mà trả lời là có thì hơn 20 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Singapo hiện nay – một đất nước với chỉ hơn 40 năm tuổi. Mà 20 năm nữa họ đã đi đến đâu nữa rồi, họ đâu có dừng lại để đợi!.

Lại đặt tiếp một vấn đề khác từ câu hỏi 8%, nhẩm tính sơ sơ, một đất nước với 80 triệu dân, mà GDP hiện nay của nước ta vào khoảng 265 tỷ USD, tức là mỗi người dân, suốt một năm ròng làm được tăng hơn năm trước (tính bằng mức đóng góp vào GDP) là chỉ khoảng 265 USD tức là khoảng 4 triệu đồng (chưa kể đến lạm phát). Và theo tính toán của Mekong Capital thì phải 12.7 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Trung Quốc về bình quân GDP đầu người. Hiện tại bình quân GDP đầu người của nước mình chỉ bằng 42% của họ mà thôi. Đó là một con số không thể chấp nhận được với một dân tộc với hơn 80 triệu dân thông minh và sáng tạo.

Cũng lại từ con số 8%, ta tự hỏi tiếp, tại sao ta không thể tăng trưởng kinh tế hai con số? Trong thời kỳ phát triển nóng của mình, các nước như Singapo, Trung Quốc, Thái Lan tăng trưởng hai con số là chuyện bình thường. Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng kinh tế 2 con số trong suốt nhiều năm liền. Kể ra thì 8% quả là cao nhất nhì trong khu vực châu Á thật. Nhưng trong điều kiện những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, họ đã qua giai đoạn tăng trưởng nhanh mạnh thì con số đó là rất cao, nhưng với một nền kinh tế mới nổi thì ta không thể hài lòng với con số đó được.

Lại tiếp nữa, ta có thể vui mừng vì ta vừa nhận một khoản viện trợ ODA lớn kỷ lục, rồi nước này nước kia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không? Sao ta không nghĩ đến một ngày ta có thể như Thái Lan tuyên bố với thế giới là Việt Nam giờ không cần phải nhận viện trợ nữa. Chúng ta có thể kinh doanh và phát triển bằng chính những đồng vốn của nền kinh tế nước mình?

Nước mình nhỏ?

Nhiều khi tớ tự hỏi, có phải vì nước mình nhỏ? Thực ra, nước mình không hề nhỏ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Dải đất hình chữ S còn to hơn rất nhiều những nước khác trên thế giới. Còn dân số đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Nước ta không hề nhỏ. Chúng ta có đủ tài nguyên về con người và về chất xám để sánh cùng rất các nước trên thế giới. Thái Lan cũng là một nước nhỏ, Singapo còn nhỏ hơn, tại sao họ có thể đi trước Trung Quốc những 14 năm và hơn nữa về thu nhập GDP đầu người? Họ cũng đều giàu lên bằng trí tuệ và chất xám của những công dân của họ.

Tớ lại tự hỏi, tại sao họ có tới 3 trường đại học đứng trong top 100 trường đại học lớn nhất thế giới, còn Việt Nam giờ trở thành một thị trường giáo dục béo bở hấp dẫn trong con mắt các nước trong khu vực và trên thế giới. Họ đua nhau xin giấy phép mở trường đại học ở nước mình, họ thấy tiềm năng lớn quá. Tại sao? Vì chúng ta chưa có nổi một trường tầm cỡ khu vực?

Có một câu chuyện rằng khi giáo sư Phan Dũng, người đưa Phương pháp luận sáng tạo vào Việt Nam, một người nổi tiếng được biết đến ở nhiều trường đại học lớn của thế giới, được mời sang giảng dạy ở Malaysia, ông có nói rằng, giờ thì họ mời mình đi dạy, chẳng khéo sau họ sẽ sang mình mở lớp phương pháp luận sáng tạo! Liệu ta có thể chấp nhận được điều này?

Đôi khi tớ nghĩ, có thể mình sẽ sống một cuộc sống bình thường, đơn giản vì mình ở Hà Nội và mình an toàn. Mình sẽ có một công việc làm ổn định, lập gia đình và có con cái. Mức thu nhập không quá cao để xây biệt thự, nhưng chắc cũng đủ nuôi con ăn học. Đấy là ước mơ đơn giản của tớ. Nhưng đôi khi tớ muốn làm một điều gì đó nhiều hơn như vậy, dù chỉ là một chút. Nếu ta là Nhật Bản, là Hàn Quốc thì đúng là sẽ không một đất nước nào có thể đe dọa đến sự bình yên của ta được.

Tớ cũng chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu và phải làm gì, nhưng tớ hiểu một điều, những gì ta đang trải qua hôm nay giúp ta nhận ra một bài học rằng, một dân tộc nếu muốn sống hòa bình và được nể trọng, dân tộc đó phải giàu lên bằng bàn tay khối óc của mình.

Nhưng một công dân nhỏ bé liệu có thể làm được gì nhiều, tớ tự hỏi? Nhưng nghĩ như vậy thì không đúng cho lắm, vì một dân tộc đâu có dựa vào một công dân vĩ đại nào, nó được tạo nên từ hàng triệu công dân đấy chứ! Chúng ta không nhỏ bé và có một thứ còn lớn hơn cả bản thân ta, mà không ai được phép xúc phạm, đó là Tổ quốc, là lòng tự hào dân tộc thiêng liêng.

Tớ tin rằng, cuộc sống, trái tim và lòng yêu nước thực sự sẽ chỉ cho chúng mình những con đường đi tới đích. Khát vọng về một đất nước giàu đẹp, xóa bỏ cái mặc cảm và nỗi nhục của một đất nước nghèo nàn không phải chỉ của một thế hệ mà của nhiều thế hệ và ta phải góp phần làm nên điều ấy.

Người Việt Nam với những giá trị văn hóa và trí tuệ phải ngẩng cao đầu trước thế giới, chúng ta không thể mãi nằm trong danh sách những nước thuộc thế giới thứ ba được… Có thể các bạn cũng đồng ý với tớ rằng thực tế đã và đang chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó.

Vậy chúng ta có gì? Bàn tay để lao động, khối óc để sáng tạo và trái tim để yêu những người ta yêu quý và yêu nước…Nếu ta làm việc và lao động, sáng tạo hết sức mình, không có lý gì đất nước ta lại nghèo, và không có cớ gì để Tổ quốc lại bị đe dọa cả.

Và chắc hẳn chúng ta đều nhớ câu hát trong bài hát chúng ta hay hát :“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
4
1
_Rin Rin_
06/02/2020 08:59:03
Viết đoạn văn lập luận chứng minh khoảng 10 câu để làm rõ luận điểm: nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.Bài vàn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư