Câu 1: Tơ sợi tự nhiên được chế biến từ đâu? .
A. Từ sợi bông, tơ tầm, cao su.
B. Từ sợi bông, tơ tầm, sợi lanh, sợi gai.
C. Từ sợi bông, tơ tầm, sợi lanh, sợi ni lông.
D. Từ sợi bông, sợi gai, sợi ni lông, cao su.
Câu 2. Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá vôi, ta thấy hiện tượng gì xảy ra?
A. Đá vôi tan ra và có bọt khí xuất hiện.
B. Đá vôi bị vỡ ra và biến thành xi măng.
C. Hòn đá vôi chuyển sang màu đen.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra vì đá vôi giống đá cuội.
Câu 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
A. Thiên thạch và hợp kim.
B. Thiên thạch và quặng sắt
C. Quặng sắt và quặng nhôm
D. Quặng sắt và hợp kim
Câu 4: Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch?
A. Nước muối loãng.
C. Gạo lẫn trấu.
B. Đường lẫn cát.
D. Xi-măng trộn cát
Câu 5: HIV không lây qua đường nào?
A. Tiếp xúc thông thường.
B. Đường máu.
C. Đường tình dục.
D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 6: Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì?
A. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiễm khuẩn nào?
C. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng lại ngay.
D. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết cho hết liều theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ.
Câu 7: Thủy tinh thường có tính chất gì?
A. Trong suốt, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.
B. Trong suốt, không gỉ, dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.
C. Trong suốt, không gỉ,cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.
D. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn.
Câu 8: Đặc điển nào sau đây là đặc điểm chung cho cả đồng và nhôm?
A. Dẻo.
B. Dẫn điện.
C. Có màu đỏ nâu.
D. Dễ bị gỉ.
Câu 9: Các đồ vật được làm bằng đất nung được gọi là gì?
A. Đồ sành.
B. Đồ sứ.
C. Đồ gốm.
D. Đồ thủy tinh.
Câu 10: Các chất tồn tại ở những thể nào?
A. Thể rắn và thể lỏng.
B. Thể rắn và thể khí.
C. Thể lỏng và thể khí
D. Thể rắn và thể lỏng và thể khí.