I.Phần thơ hiện đại
1. Tình đồng chí được hình thành từ những cơ sở nào ?
A. Cùng lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
B. Cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng sống và chiến đấu vì lí tưởng chung.
C. Cùng là những người nông dân nghèo vào lính đánh giặc giữ nước.
D. Cùng tham gia chiến dịch, nếm trải những khó khăn gian khổ những ngày đầu chống Pháp.
2. Trong bài thơ “Đồng chí” tác giả đã vận dụng những thành ngữ nào ?
A. Một nắng hai sương ; Nước mặn đồng chua B. Nước mặn đồng chua ; Lên thác xuóng ghềnh
C. Nước mặn đồng chua ; Chó ăn đá gà ăn sỏi D. Bèo dạt mây trôi ; Chó ăn đá gà ăn sỏi.
3. Ý nào không phải là biểu hiện của tình đồng chí ?
A. Chung một nỗi nhớ quê hương, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn.
B. Cảm thông sâu xa tâm tư nỗi lòng, sát cánh bên nhau bất chấp khó khăn, thiếu thốn.
C. Chung một nỗi niềm nhớ quê hương, gắn bó bền chặt dù trải qua bao gian khó.
D. Chung một chiến hào đánh giặc, coi nhau như anh em trong một gia đình.
4. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Đồng chí được khai thác từ đâu ?
A. Từ cái bình dị, đời thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.
B. Từ vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ với bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
C. Từ vẻ đẹp ngang tàng vượt lên trên những khó khăn thử thách.
D. Từ chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ khi đối mặt với những thử thách nơi chiến trường.
5. Ngôn ngữ trong bài thơ Đồng chí có đặc điểm gì nổi bật ?
A. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng. B. Ngôn ngữ bóng bẩy, giàu chất suy tưởng.
C. Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian. D. Ngôn ngữ cổ điển, có tính ước lệ cao.
6. Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Đồng chí là bút pháp gì ?
A. Tả thực kết hợp hài hòa với ước lệ. B. Lãng mạn kết hợp hài hòa với hiện thực.
C. Tả thực kết hợp hài hòa với lãng mạn. D. Tả thực kết hợp với lập luận chặt chẽ.
7. Những câu thơ “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh ..... Chân không giày” có ý nghĩa gì ?
A. Kể lể những khó khăn thiếu thốn nơi chiến trường mà người lính phải gánh chịu.
B. Phản ánh hiện thực gian khổ những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
C. Phản ánh những khó khăn thiếu thốn làm nãn lòng người chiến sĩ.
D. Phản ánh những khó khăn mà tác giả đã trải qua khi tham gia chiến dịch Việt Bắc.
8. Phương án nào dưới đây không nêu đúng ý nghĩa của việc tách từ "Đồng chí " trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra thành một dòng thơ riêng ?
A.Tách ra để phù hợp với thể thơ tự do, tạo sự linh hoạt cho bài thơ.
B.Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu.
C.Nâng cao ý thơ của đoạn thơ trước và mở ra ý thơ cho đoạn thơ sau.
D. Tạo nên sự độc đáo trong kết cấu và giọng điệu của bài thơ.
9. Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ?
A.Tả thực B.Biểu tượng C.Tả thực và biểu tượng
10. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trưởng thành từ giai đoạn nào của nước ta ?
A. Thời kì chống Pháp 1945 - 1954.
B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1965.
C. Thời kì ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1965 – 1973.
D. Thời kì đất nước hòa bình sau năm 1975.
11. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được giải thưởng nào ?
A. Giải thưởng Báo Văn nghệ 1969 - 1970
B. Giải thưởng báo Nhân dân 1969 - 1970
C. Giải thưởng Báo Quân đội nhân dân 1969 - 1970.
D. Giải thưởng Báo Thanh niên 1969 – 1970.
12. Hình ảnh những chiếc xe không kính ngày càng biến dạng phản ánh điều gì ?
A. Phản ánh những mất mát mà người chiến sĩ lái xe phải hứng chịu.
B. Phản ánh những khó khăn thiếu thốn mà người chiến sĩ lái xe phải đương đầu.
C. Phản ánh hiện thực ác liệt của chiến trường Nam bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
D. Phản ánh hiện thực khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
13. Câu nào nói đúng nhất vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe ?
A. Hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.
B. Trẻ trung, sôi nổi, có tình đồng chí đồng đội thắm thiết.
C. Ung dung mà tinh nghịch, ngang tàng, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.
D. Ung dung, bình tĩnh, tự tin, hiên ngang trước quân thù.
14. Tác dụng của cấu trúc lặp lại “không có ... ừ thì ... chưa cần” trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
A. Làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe hồn nhiên, vô tư, yêu đời.
B. Làm nổi bật hình ảnh người lính lá xe trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch pha chút ngang tàng.
C. Làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ cách mạng luôn yêu nước, yêu đồng bào miền Nam.
D. Làm nổi bật hình ảnh người lính có tình đồng chí thắm thiết.
15. Hình ảnh “trái tim”cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính lí giải điều gì ?
A. Ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
B. Sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ, của một dân tộc kiên cường, bất khuất trong kháng chiến.
D. Lòng căm thù giặc sâu sắc làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
16. Hình ảnh trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có tính chất gì ?
A. Phát hiện mới mẻ, giàu chất lãng mạn. B. Phát hiện mới mẻ, đậm chất hiện thực.
C. Có tính ước lệ cao. D. Lãng mạn, bay bổng, giàu liên tưởng.
17. Ngôn ngữ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm gì ?
A. Bình dị, gần với lời nói trong đời sống thường ngày.
B. Bình dị, vận dụng lời ăn tiếng nói của dân gian trong ca dao, tục ngữ.
C. Cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh liên tưởng.
D. Trau chuốt, gọt giũa, giàu tính biểu cảm.
18. Giọng điệu chủ yếu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính i?
A. Sôi nổi, hào hứng, hùng tráng. B. Trầm lắng, như những lời tâm sự.
C. Trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng. D. Trầm buồn, xót xa, thương cảm.
19. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Là bài thơ viết về tiểu đội xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
B. Là chất thơ vút lên từ cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của những người lính lái xe.
C. Là chất thơ vút lên từ cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của nhân dân miền Nam.
D. Thể hiện tình yêu nồng thắm của những người chiến sĩ lái xe dành cho đồng bào miền Nam.
20. Chủ đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Ca ngợi nhân dân miền Nam anh hùng, bất khuất, hiên ngang vượt qua bao khó khăn gian khổ.
B. Là bài ca về anh chiến sĩ giải phóng quân kiên cường, dũng cảm đối mặt với quân thù.
C. Là bài ca về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, lạc quan.
D. Là bài ca về nhân dân Việt Nam anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
21. Ý nào không phù hợp với nhận định về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm.
B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội.
C. Có tâm hồn nghệ sĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
D. Có tình thương yêu và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
22. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời gian nào ?
A. Khi mặt trời lặn B. Lúc nửa đêm
C. Khi gần sáng D. Giữa trưa
23. Những người đánh cá làm gì khi thuyền ra khơi ?
A. Cầu cho trời yên biển lặng B. Hát những bài ca lao động
C. Hạ cột buồm xuống D. Ăn cơm thật no
24. Những loài cá nào được nhắc đến trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ?
A. Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song, cá thu, cá heo
B. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá đé, cá đối, cá mối
C. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song
D. Cá mập, cá voi, cá thu, cá chim, cá đé, cá nhụ
25. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi được đặt trong một không gian như thế nào ?
A. Có trăng, có sao, có gió B. Có gió, có mây, có trăng
C. Có sao, có mây, có mưa D. Có gió, có giông, có trăng
26. Công việc đánh cá kết thúc vào lúc nào ?
A. Lúc chập tối B. Lúc nửa đêm
C. Lúc gần sáng D. Lúc gần trưa
27. Loại cá nào được ví như đoàn thoi dệt biển
A. Cá song B. Cá thu
C. Cá nhụ D. Cá đé
28. Đoàn thuyền dánh cá ra đời từ sự kết hợp các nguồn cảm hứng nào ?
A. Cảm hứng về thiên nhiên và người lính B. Cảm hứng về người lao động và công việc đánh cá
C. Cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống mới D. Cảm hứng về vẻ đẹp của cảnh bình minh, hoàng hôn
29. Người dân chài trong Đoàn thuyền đánh cá có những vẻ đẹp nào ?
A. Sôi nổi, trẻ trung, làm chủ công việc, làm chủ thiên nhiên, lạc quan nhìn vè tương lai tươi sáng
B. Tin yêu cuộc sống, tin yêu công việc, lao động nghiêm túc trong sự hài hòa với thiên nhiên.
C. Tin yêu công việc, hào hứng được ra khơi đánh bắt cá xây dựng cuộc sống mới.
D. Sôi nổi, lạc quan trước biển cả giàu đẹp, trước cuộc sống mới tuy còn nhiều khó khăn.
30. Đoàn thuyền đánh cá biểu đạt cảm xúc gì của nhà thơ Huy Cận ?
A. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới
B. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước biển cả và công việc lao động.
C. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước thắng lợi của công cuộc xây dựng miền Bắc.
D. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống mới và người lao động.
31. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp Lửa trong hoàn cảnh nào ?
A. Khi giặc đốt làng B. Khi nhà thơ đi bộ đội
C. Khi đi sơ tán D. Khi đi học ở nước ngoài
32. Nhà thơ đã ở cùng bà bao nhiêu năm trong thời thơ ấu ?
A. Tám năm B. Sáu năm
C. Chín năm D. Mấy chục năm
33. Bà đã làm những công việc gì khi ở cùng cháu mình ?
A. Bảo ban, dạy làm, chăm sóc công việc học tập
B. Kể chuyện, bảo ban, dạy làm, chăm sóc công việc học tập
C. Bảo ban, day chữ, chăm cháu ốm, đi chợ mua quà
D. Giặt giũ quần áo, đi chợ, đi gặt, dạy chữ
34. Khi giặc đốt làng, hàng xóm đã giúp bà việc gì ?
A. Dựng lại túp lều tranh B. Cho quần áo, gạo thóc
C. Nuôi hộ những đứa cháu D. Báo tin cho người thân ở chiến khu
35. Bà dặn cháu viết thư cho bố như thế nào ?
A. Kể rõ hoàn cảnh khó khăn B. Nhờ bố và đoàn thể giúp đỡ lương thực
C. Không kể sự thật, chỉ nói nhà vẫn bình yên D. Kể rằng hàng xóm rất vui vẻ
36. Thói quen của bà trong mấy chục năm là gì ?
A. Thức rất khuya để đọc sách B. Dậy sớm nhóm lửa
C. Không ngủ trưa D. Hát ru cháu lúc hoàng hôn
37. Bà nhen lửa vào khi nào ?
A. Sớm, chiều mỗi ngày B. Sớm chiều của mùa tu hú kêu
C. Sớm, chiều của mùa mưa D. Sớm, tối của năm đói mòn đói mỏi
38. Vì sao bếp lửa được coi là kì lạ và thiêng liêng ?
A. Vì bếp lửa nồng đượm ấm áp bao kỉ niệm bà cháu, là quê hương trong nỗi nhớ của đứa cháu xa quê.
B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ, nhóm niềm tin tưởng bền bỉ
C. Vì bếp lửa ấp áp tình yêu của bà dành cho con cháu, cho xóm làng, cho kháng chiến
D. Vì bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho quê hương, gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ và có sức sống diệu kì.
39. Những nơi nào tác giả ánh trăng đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ ?
A. Đồng, sông, bãi, rừng B. Đồng, sông, núi, rừng
C. Đồng, sông, bể, rừng D. Bãi, đồng, sông, bể
40. Khi nào tác giả coi vầng trăng như người dưng qua đường ?
A. Khi ở rừng B. Khi ở nông thôn
C. Khi ở thành phố D. Khi ở ngoại ô
41. Vì sao người bạn với vầng trăng lại coi trăng như người dưng qua đường ?
A. Vì bị mất trí nhớ trong chiến tranh
B. Vì vầng trăng không còn tình nghĩa
C. Vì mắt kém không nhận ra người quen cũ
D. Vì quen cuộc sống mới, quên mất sự bạn xưa
42. Tác giả gặp lại vầng trăng trong hoàn cảnh nào ?
A. Đi ra ngoại ô B. Đèn điện tắt thình lình
C. Ra đứng ở ban công D. Ngắm trăng đón tết Trung Thu
43. Khi đối mặt với vầng trăng, tác giả cảm giác như thế nào ?
A. Rưng rưng cảm động B. Ngại ngùng bẽn lẽn
C. Lạnh lùng vô cảm D. Hồi hộp lo âu
44. Tại sao ánh trăng im phăng phắc lại làm cho ta giật mình ?
A. Vì ta vốn hay bị giật mình B. Vì trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa
C. Vì trăng rất cao và rất xa nhưng ta lại nhìn thấy D. Vì ta đã không phải mà trăng thì rất rộng lượng
45. Qua bài thơ Ánh trăng, tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì ?
A. Hãy yêu quý thiên nhiên tươi đẹp B. Hãy bảo vệ môi trường sống
C. Hãy trân trọng quá khứ D. Hãy vươn tới tương lai
mọi người khoanh giùm mình
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |