Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”, nhà văn Thạch Lam bằng ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế của mình và tâm hồn cảm nhận mọi “vẻ đẹp man mác của vũ trụ” đã đưa ta đến với thế giới của những món ăn, thức quả: là cốm, là thưởng thức trà, là món phở,… Những thức quà tưởng chừng giản dị ấy, mà mỗi khi ta đọc, lại thấy đó như cả một nghệ thuật. Và nhắc đến phở bò- đó không chỉ là một thức quà trong trang văn của cây bút Tự lực văn đoàn mà còn trở thành một đặc sản, một món ăn ưa thích.
Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích mỗi khi đặt chân đến vùng đất Hà thành- vùng đất văn hiến, văn hóa.
Phở bò Hà Nội cũng như phở bò ở nhiều nơi khác, gồm bánh phở, thịt bò, nước phở và một số gia vị khác nhưng bánh phở ở Hà ội sợi nhỏ, ngon, mềm và không khô, cứng như ở nhiều nơi khác. Bánh phở ấy được làm từ gạo chiêm của vụ trước, để hết nhựa rồi mới được đem nghiền trên cối xay đá rồi tráng móng trên nồi nước quạt than củi nên trắng, dai và rất thơm. Muốn vậy, người ta phải lựa chọn được gạo ngon, đạt tiêu chuẩn, khi xay xát phải thật trắng thì bánh phở mới trắng và bong. Khi có đạt tiêu chuẩn, người làm phở cho gạo vào ngâm nước trong khoảng thời gian nhất định để gạo ngấm đủ nước sau đó vớt gạo ra và vo đãi cho sạch nước gạo, gạo được cho vào cối xay bột, bột xay phải mịn thì bánh mới mềm, dai. Bột xay xong thì chuyển sang công đoạn tráng bánh. Bánh phở phải đạt yêu cầu là trắng, mềm, mỏng, dai. Thịt bò được thái mỏng, nhúng và vớt ra ngay, ăn rất mềm mà lại giữ được độ tươi ngon của thịt.
Công đoạn pha chế nước dùng của phở là quan trọng nhất, đó vừa là bí quyết gia truyền của những người thợ là phở, vừa là điều làm nên sự hấp dẫn của món phở. Nước dùng được ninh từ xương ống của bò cùng nhiều gia vị khác như ngò, hành khô, đinh hương. Xương phải được rửa sạch, cạo hết thịt bám vào xương rồi mới cho vào nồi để nấu cùng nước lạnh. Nước thứ nhất đun thì bỏ đi để bớt mùi hôi của xương, nước thứ hai mới được dùng làm nước phở. Khi đun, phải đun lửa thật lớn, khi sôi thì giảm lửa và bắt đầu hớt bọt. Cứ làm như vậy cho đến khi nước phở trong vắt và không còn bọt. Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.. Nước phở cần cho thêm ít mắm và ít muối để tạo gia vị.
Trong những chiếc bát sứ trắng bằng thủy tinh, với những cọng phở vừa dai, vừa thơm, vừa ngon, những miếng thịt bò vừa đủ chín mà không quá dai, lại có thêm nước dùng tuyệt hảo mà người thưởng thức chỉ cần thêm chút hành, vài chiếc lá rau thơm, rau mùi hoặc có thể ăn kèm cùng những chiếc quẩy là đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn. Mà giá của một bát phở Hà Nội lại hợp lý, chỉ khoảng hai mươi lăm đến ba mươi nghìn đồng nên được rất nhiều người ưa
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |