Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ ngày nay!

Cho em xin dàn ý cho đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ ngày nay!

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.291
2
0
Tran Huu Hai Hai
09/02/2020 06:53:46
Bạn vào link này nha https://www.google.com/amp/s/thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-suy-nghi-ve-viec-chuan-bi-hanh-trang-vao-the-ki-moi-50423n.aspx%3fampok=1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
_Rin Rin_
09/02/2020 07:45:22

Dàn ý nghị luận về việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ ngày nay.

1. Mở Bài

Bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

2. Thân Bài

* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:
+ Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển
+ Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.
+ Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
+ Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam
* Bài học nhận thức bản thân
+ Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.
+ Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.
+ Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.
+ Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng

3. Kết Bài
- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.
- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

( Nhớ chấm điểm cho Rin nee! Yeuuu)

0
0
Arai -senpai
09/02/2020 08:17:48

1. Mở Bài

Bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

2. Thân Bài

* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:
+ Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển
+ Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.
+ Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
+ Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam
* Bài học nhận thức bản thân
+ Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.
+ Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.
+ Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.
+ Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng

3. Kết Bài
- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.
- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

 

0
1
Arai -senpai
09/02/2020 08:18:19

Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập vào ngày 30/4/1975, đất nước ta phải mất rất nhiều năm để xây dựng và khôi phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đó là một hành trình nhiều gian nan và vất vả cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là những lời tâm huyết, chân thành của Phó thủ tướng Vũ Khoan trước thềm một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới bắt đầu, trước những sự thay đổi lớn trong tương lai của một đất nước đứng lên từ chiến tranh. Bài viết đã chỉ ra cho nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ thanh niên, những con người tương lai sẽ chèo lái đất nước những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó cố gắng rèn luyện cho mình được những thói quen tốt, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực mạnh mẽ cho quá trình gây dựng đất nước, sánh ngang cùng với các cường quốc năm châu.

Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới được viết vào năm 2000, in trong tạp chí Tia sáng (2001), trong tập Một góc nhìn tri thức (2002). Đây là thời điểm giao thoa giữa hai thế kỷ, sẵn sàng cho những thay đổi mới của đất nước, dân tộc.

Vũ Khoan đi vào đề cập đến vấn đề vai trò của con người trong hành trình bước thế kỷ mới, ông nhận định rằng "Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất", nhằm nhấn mạnh vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Sở dĩ nói như vậy bởi, từ cổ chí kim đến nay "con người là động lực phát triển lịch sử", đặc biệt trong xã hội hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng có những phát triển vượt bậc thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Bởi chính bộ óc, trí tuệ của con người sẽ gây dựng lên nền kinh tế ấy, chứ không phải bất cứ giống loài nào khác.

Tiếp theo tác giả đi vào phân tích hoàn cảnh của thế giới và đề ra những nhiệm vụ cho của đất nước trong thế kỷ mới. Chúng ta cũng biết rằng trên thế giới sự phát triển của khoa học và công nghệ đã có những bước tiến lớn trong vòng 100 năm trở lại đây, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Thêm vào đó song song với sự phát triển thì chính sách mở cửa, hội nhập đã được thực hiện từ rất sớm, các nền kinh tế vì thế càng có sự giao thoa sâu sắc, học hỏi lẫn nhau và nhanh chóng phát triển. Trước tình hình cả thế giới với những bước chân lớn và nhiều như vậy đòi hỏi Việt Nam ta phải tự đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ và bằng mọi giá phải hoàn thành nó, để rút ngắn thời gian nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển. Những nhiệm vụ ở đây được Vũ Khoan đề ra bao gồm: Đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Đó là những nhiệm vụ tối cần, cấp thiết mà quan trọng nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ của nước ta.

Sau khi chỉ ra vai trò của con người và những nhiệm vụ tối cần để phát triển đất nước trong thế kỷ mới Vũ Khoan mới bắt đầu đi sâu vào phân tích đặc tính của con người Việt Nam, để từ đó rút ra bài học nhằm cải thiện nguồn nhân lực cho đất nước. Với mỗi một phẩm chất và đặc tính thì ông đều phân làm điểm mạnh và điểm yếu, dám nhìn nhận thẳng vào sự thật, công khai mở ra những nhận thức mới về dân tộc ta, mà xưa nay ít ai đề cập vì lòng tự ái dân tộc.

Trước hết là về trí tuệ, Vũ Khoan nhận định con người Việt Nam ta được cả thế giới thừa nhận là "thông minh, nhạy bén với cái mới", điều này vô cùng có ý nghĩa với một xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày. Tuy nhiên chúng ta vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, mà đa phần đến từ những lỗ hổng kiến thức, nặng lý thuyết, yếu thực hành, chính điều đó đã kiềm chế khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường xã hội năng động của chúng ta.

Về đức tính chúng ta nổi bật với hay đức tính chính là cần cù và sáng tạo, phù hợp với nền kinh tế cần nhiều sự kiên trì, kỷ luật, những máy móc hiện đại tinh vi, tuy nhiên chúng ta lại thiếu đi cái tính tỉ mỉ, không có sự tính toán, luôn mang tinh thần "nước đến chân mới nhảy", đến đâu hay tới đó. Nếu nhanh nhạy, công việc trót lọt thì không sao, nhưng nếu làm không kịp thì để lại những hậu quả lớn, hơn thế nữa chúng ta lại cũng ưa "sáng tạo" ở những chỗ cần quy định nghiêm ngặt, còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu bài bản.

Về tình cảm, người dân Việt Nam ta vốn có truyền thống lâu đời là đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, điều ấy thể hiện trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước ta từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên có một điều đáng buồn rằng dường như những đức tính ấy lại không mấy sâu sắc trong việc làm ăn, bởi cái tư tưởng "tiểu nông", nhỏ nhen, hay đố kỵ, có thể chung hoạn nạn nhưng chưa chắc ấm no đã cơm lành canh ngọt. Chính điều này đã làm chúng ta khó có thể liên kết với nhau trên thế giới mạng, vốn là một môi trường phát triển nhiều tiềm năng.

Cuối cùng Vũ Khoan đề cập đến thói quen của người Việt Nam, chúng ta có một điểm mạnh ấy là khả năng thích ứng nhanh, chính vì thế dễ dàng làm quen và hội nhập tốt, ứng phó với những tiến trình phát triển phức tạp của thế giới. Bên cạnh điểm mạnh đó, Vũ Khoan cũng chỉ ra rằng chúng ta cũng có những thói quen hết sức xấu, đó là thái độ bài ngoại hoặc sính ngoại quá mức, khôn vặt, bóc ngắn cắn dài và nghiêm trọng hơn cả là thói quen không biết giữ chữ tín. Đó điều là những điểm đại kỵ trong công việc hợp tác làm ăn, là hòn đá cản đường vô cùng lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển của nước ta.

Sau khi đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, Vũ Khoan đã đưa ra những lời khuyên, lời kêu gọi thay đổi nội hàm nguồn nhân lực để "sánh vai cùng các cường quốc năm châu". Ấy là chúng ta phải "lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu" và muốn có được điều này ông nhấn mạnh tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc thay đổi và giáo dục tầng lớp thanh niên "hãy làm cho lớp trẻ-những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất". Sở dĩ nói như vậy bởi tầng lớp thanh niên là nguồn nhân lực lớn và dồi dào nhất, có khả năng, sức khỏe, trí tuệ, cũng là tầng lớp dễ thay đổi, thích nghi, khả năng học tập sáng tạo cao. Khi thay đổi dần những thói quen nhỏ cho tốt thì ắt hẳn rằng với trình độ, trí tuệ và sự phấn đấu của con người Việt Nam chúng ta sẽ sớm sáng vai cùng với các cường quốc năm châu như lời kỳ vọng của Bác.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-van-ban-chuan-bi-hanh-trang-vao-the-ki-moi-47906n.aspx
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là một văn bản nghị luận thực tế, Vũ Khoan đã không ngần ngại thẳng thắn nhìn vào những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Từ đó đưa ra lời kêu gọi, lời khuyên có sức cổ vũ lớn, không khiến người đọc phải tự ái, mà thay vào đó giúp mỗi người nhận thức được và xem xét để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn, tương lai tham gia vào kiến thiết đất nước.

0
0
Arai -senpai
09/02/2020 08:18:41
chấm mình 5 điểm nha
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×