Phần I
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Phạm Tiến Duật.
1.Chép chính xác khổ đầu và khổ cuối của tác phẩm.
2. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vốn là một bài thơ. Vì sao Phạm Tiến Duật lại thêm hai chữ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm ?
3. Dựa vào hai khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ câu chủ đề : “ Trên cái nền là những chiếc xe không có kính, Phạm Tiến Duật đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn trong những năm chống Mĩ ác liệt.” Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch chân câu phủ định, thành phần khởi ngữ và chú thích).
4. Ở khổ cuối của bài thơ, Phạm Tiến Duật đã dùng một thủ pháp quen thuộc là: dùng cái “không” đề làm nổi bật cái “có”. Hãy kể tên một tác phẩm trong chương trình THCS cũng sử dụng thủ pháp này. Cho biết tên tác giả của tác phẩm ấy.
Phần II
Cho câu thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi…”
(Trích “Truyện Kiều”)
1.Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo. Những câu thơ em vừa chép thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu tên tác giả?
2. Theo em, hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào?
3. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là gì?
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận quy nạp, trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |