Thuyết minh về một loại hình nghệ thuật dân gian
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đất nước Việt Nam với bề dày bốn ngàn năm lịch sử, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, vùng miền, dân tộc đã tạo nên một cái nôi nghệ thuật đặc sắc với nhiều thể loại hình thức nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên được nhiều người biết đến nhất và yêu thích có thể kể đến hình thức nghệ thuật Chèo. Nó đã trở thành một loại hình sân khấu vô vùng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Nghệ thuật Chèo vốn được sản sinh từ vùng Đồng Bằng Bắc Bộ phổ biến nhất là từ vùng Nghệ Tĩnh chở ra. Chèo bắt nguồn từ hình thức nhại, diễn xướng dân gian từ thế kỉ 11. Chèo bao gồm có nhiều thể loại như hát, múa dân gian và văn học tích trì. Chèo mang âm hưởng của các câu ca dao tục ngữ dân dã hóm hỉnh gần gũi với cuộc sống lao động của con người.
Bên cạnh đó Chèo còn là tiếng nói nhân đạo đầy thẳng thắn, kịch liệt đả kích cái ác, cái xấu đề cao giá trị chân thiện mỹ và lương tri của con người. Những vở chèo cổ thường có kết thúc có hậu theo truyền thống phương Đông, là tiếng nói ngợi ca tình thương sự bác ái giữa người với người.
Kể từ khi ra đời đến nay dù đã trải qua cả chục thế kỉ song loại hình nghệ thuật này dường như chưa bao giờ giảm sức hút đối với khán giả mọi lứa tuổi, mọi quốc tịch. Có những giai đoạn nghệ thuật Chèo tưởng như không thể đứng lên được nữa song với giá trị tinh thần mà nó mang đến loại hình này đang dần được khôi phục và phát triển nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ xa xưa hình thức chèo vốn đã gắn bó mật thiết với người dân. Có những hội chèo diễn ra cả tuần lễ nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Các vở chèo cổ thường là tiếng nói nhân văn của con người. Không chỉ vạch mặt bọn quan lại phong kiến, ác bá cường quyền mà còn đề cao ước mơ của con người, khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Vì thế người ta yêu chèo vì nó chính là tiếng nói của cuộc đời.
Những vở chèo còn là những mẩu chuyện lấy ra từ trong thi ca nó đặc trưng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn,.. Nó chính là sản phẩm của quá trình lao động và sinh hoạt của nông dân chân lấm tay bùn. Điều quan trọng với một diễn viên chèo khi đứng trên sân khấu không phải chỉ là múa mà phải thể hiện được sự uyển chuyển nhịp nhàng. Điệu múa không phải mang tính trừu tượng, ước lệ như các loại hình khác mà nó phải gắn liền với đời sống con người, với nguồn gốc ra đời của nó.
Người ta diễn chèo không phải chỉ múa, chỉ độc thoại nên những câu ca dao tục ngữ mà phải hát. Âm điệu chèo nghe rất ngọt ngào, đi sâu vào tâm trí con người. Hiện nay loại hình nghệ thuật này đang dần dần sống lại và trở nên quen thuộc với nhiều người. Bằng chứng là tại Thủ đô và các thành phố lớn đã thành lập những đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Nó không chỉ góp phần truyền bá nghệ thuật dân gian mà còn phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong nước.
Nghệ thuật chèo ngày nay được rất nhiều người dân yêu thích. Nó không chỉ phản ánh giá trị đạo đức con người mà còn hướng con người ta tới sự hoàn thiện về tư tưởng nhân cách. Những vở chèo cổ không chỉ làm xúc động nhiều khán giá trẻ mà nó còn thể hiện sức sống mãnh liệt của loại hình dân gian này.
Mỗi dân tộc đều có một đặc sản tinh thần riêng, mà nhiều khi nó trở thành bộ mặt, là lời khẳng định cho sự động lập của dân tộc ấy. Người ta thường nói nhiều đến ca trù, hát chèo, quan họ mà quên mất rằng, mỗi ngày lễ hội, múa rồi nước mới là tiết mục được mong chờ nhiều nhất. Hôm nay, tôi muốn nói nhiều hơn về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Múa rối nước ra đời từ thời nhà Lí, đã tồn tại cùng dân tộc chúng ta hơn mười thế kỉ nay. Từ khi hình thành, nó đã trở thành một thú vui tao nhã, không chỉ để những tầng lớp quý tộc thượng lưu, mà chính nhân dân chúng ta cũng có thể thưởng thức nó. Các tiết mục múa rối nước thường xuất hiện trong các hội làng, các dịp kỉ niệm lớn và dần dần trở thành một nét văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Giờ đây, múa rối cũng có thể được sánh ngang với chèo, tuồng để trở thành bộ môn nghệ thuật có vị trí cao. Múa rối thì xuất hiện khá nhiều nơi trên thế giới, nhưng chỉ có một nền văn minh lúa nước như Việt Nam mới có hình thức múa rối dưới nước. Thời gian chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tồn tại vĩnh cửu của múa rối nước.
Đã xuất hiện từ ngàn đời nay nên Việt Nam phát triển vô số những phường múa rối nước. Nhà hát múa rối Trung ương và nhà hát múa rối Thăng Long là nơi lưu giữ được nhiều màn múa rối đặc sắc nhất, để người ta khi muốn có thể tìm về mà thưởng thức.
Ngoài ra, chúng ta cũng còn những phường múa rối đang ngày càng phát triển như ở Hải Dương, Đào Thục, Đồng Ngư, làng Ra,…Khi xã hội đang ngày càng trở nên hiện đại, người ta lại mong muốn được trở về với những văn hóa phi vật thể như vậy, để tâm hồn mình được thanh lọc, được trong sáng hơn.
Phải tận mắt chứng kiến những màn múa rối nước, chúng ta mới có thể thấy rằng, những nghệ nhân rối nước ấy công phu đến chừng nào. Từ khâu chuẩn bị vật liệu, đạo cụ đã chứa cả sự tỉ mỉ, khó khăn. Những con rối được làm bằng gỗ sung để nổi trên mặt nước, được chạm khắc kì công để ra hình thù nhân vật. Nhân vật trong rối nước thường nhiều màu sắc, bắt mắt và thể hiện được khí chất bên trong.
Phần nổi trên mặt nước sẽ để biểu diễn, còn phần chìm bên dưới gắn những dụng cụ để nghệ nhân điều khiển được rối. Điều tạo nên phần hồn của nghệ thuật rối nước chính là sự điều khiển của những nghệ nhân cho quân rối hoạt động. Có hẳn một bộ máy điều khiển, gồm máy sào và máy dây được gắn dưới mặt nước. Lợi dụng sức nước và đôi bàn tay khéo léo, con rối nhờ đó mà chuyển động và nói năng.
Bên cạnh con rối, sân khấu của rối nước còn có những rèm che, những cờ, quạt, binh đao để sân khấu trở nên sinh động hơn. Âm thanh trong rối nước cũng được sử dụng một cách khéo léo để tạo không khí cho tác phẩm. Cả một sân khấu ấy, như một làng quê Việt Nam thu nhỏ, để bày ra trước mắt người đọc những sự tình, những uẩn khúc nhiều khi chưa được nói.
Rối nước có khi diễn lại những câu chuyện cổ tích, có khi là cảnh sinh hoạt của một làng quê. Chú Tễu sẽ là người dẫn dắt cho câu chuyện được nhịp nhàng uyển chuyển. Bộ môn này thu hút người xem chính bởi sự sinh động của nó. Trẻ con thích rối nước bởi những tạo hình ngộ nghĩnh, người lớn đến với rối nước để hiểu hơn về cuộc sống xung quanh mình.
Ca trù, cái lương hay tuồng chèo có thể kén người xem, nhưng rối nước đến với chúng ta một cách bình dị, dân dã như bức tranh quê. Trong vở rối ấy, có khi không chỉ là tiếng cười mà còn có nước mắt, không chỉ ca ngợi điều tốt đẹp mà còn lật tẩy bất công ngang trái. Dẫu sao, nó cũng thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, cũng phải phản ánh hiện thực đời sống và cảm hóa con người.
Chúng ta rồi cũng sẽ phải khẳng định rằng, giá trị của múa rối nước sẽ không thể đong đếm bằng giá trị vật chất. Có những nơi mở cửa miễn phí cho du khách vào xem một vở múa rối nước, chứng tỏ những nghệ nhân ấy họ không làm vì tiền. Họ phải chăng đang muốn bảo tồn một nền văn minh rực rỡ là của riêng Việt Nam. Chính bộ môn ấy, không chỉ thể hiện bản sắc mà còn tô đậm bản lĩnh của cả một dân tộc.
Bản lĩnh khi vượt qua được hàng ngàn năm lịch sử, qua những cuộc đồng hóa của kẻ thù, vẫn giữ trọn vẹn một nét đẹp như vậy. Đến bây giờ, múa rối nước trở thành niềm tự hào để Việt Nam mang đi khắp thế giới, để thấy được rằng dân tộc chúng ta không hề thua kém ai.
Tôi sẽ mãi yêu lấy những màn múa rối nước bình dị mà sâu sắc đến như vậy. Vật chất không thể thay thế được những giá trị đã trở thành vĩnh cửu. Hãy tự hào, vì chúng ta có một bộ môn mang tên múa rối nước!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |