Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài ngắm trăng. Nêu hoàn cảnh và sáng tác của bài thơ?

1. Chép thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài ngắm trăng. Nêu hoàn cảnh và sáng tác của bài thơ? 
2. Câu thơ đầu tiên sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy? 
3. Sắc thái biểu cảm của từ ''ngắm'' (vọng) có gì khác với "xem","nhìn" (khán)?
4. Sự hoán đổi vị trí giữa người ( nhân, thi gia ) và trăng ( nguyệt ) ở 2 câu thơ kết bài có ý nghĩa gì? 
5. Phân tích 2 câu thơ đầu ủa bài thơ làm rõ tâm trạng của Bác trước cảnh trăng bằng 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu thơ
#giải giúp mình với ạ!

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.869
2
0
Ngọc :)
16/02/2020 10:03:17

Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

Câu 2:a.Phép tu từ

_Phép tu từ nhân hóa:"trăng nhòm"-Điệp Từ"ngắm"

b.Giá trị nhân hóa:Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như người,người và trăng đồng điệu,chung hòa.Như thể bác Hồ và trăng hết sức gắn bó,thân thiết

*Giá trị điệp từ:Từ "ngắm" được đệp lại hai lần,nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người.Đó là tư thế ngắm trăng cực đẹp,hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

(xin lỗi,mik ko giúp đc câu 3)

Câu 4:

_Sựu hoán đổi vị trí câu thơ thứ tư khiến cho con người trở thành đối tượng chiêm ngưỡng của trăng.Con người trở thành cái đẹp tỏa sáng.

Như thế,trăng và người là sự sánh đôi của cái đẹp.Hai cái đẹp đó cùng đối diện và tỏa sáng bên nhau tạo ra một sự cộng hưởng.Ngục tù lúc này trở thành nơi gặp gỡ-tương giao-tỏa sáng của cái đẹp.

(xin lỗi,mik ko giúp đc câu 5)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
16/02/2020 10:05:07

Phiên âm
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

Câu 2:a.Phép tu từ

_Phép tu từ nhân hóa:"trăng nhòm"-Điệp Từ"ngắm"

b.Giá trị nhân hóa:Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như người,người và trăng đồng điệu,chung hòa.Như thể bác Hồ và trăng hết sức gắn bó,thân thiết

*Giá trị điệp từ:Từ "ngắm" được đệp lại hai lần,nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người.Đó là tư thế ngắm trăng cực đẹp,hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

(xin lỗi,mik ko giúp đc câu 3)

Câu 4:

Sự hoán đổi vị trí câu thơ thứ tư khiến cho con người trở thành đối tượng chiêm ngưỡng của trăng.Con người trở thành cái đẹp tỏa sáng.

Như thế,trăng và người là sự sánh đôi của cái đẹp.Hai cái đẹp đó cùng đối diện và tỏa sáng bên nhau tạo ra một sự cộng hưởng.Ngục tù lúc này trở thành nơi gặp gỡ-tương giao-tỏa sáng của cái đẹp.
Câu 5 :

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.
 
Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!
 
Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

1
0
KookMin
16/02/2020 11:43:10
 Câu 1 :
Phiên âm 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
1
0
KookMin
16/02/2020 11:47:14
2. Câu thơ đầu tiên sử dụng biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy? 

Phép tu từ nhân hóa:"trăng nhòm"
- Điệp Từ "ngắm"

b .Giá trị nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như người,người và trăng đồng điệu,chung hòa.Như thể bác Hồ và trăng hết sức gắn bó,thân thiết
Giá trị điệp từ:Từ "ngắm" được đệp lại hai lần,nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người.Đó là tư thế ngắm trăng cực đẹp,hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×