Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đã từ lâu, dân tộc Việt Nam ta luôn có truyền thống trọng tình trọng nghĩa, ơn nghĩa trước sau. Để răn dạy con cháu mình ghi nhớ và làm theo truyền thống đâoj lí tốt đẹp này, nhân dân ta có câu " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ". Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc về lối sống ân nghĩa thủy chung ở đời. Thông thường, khi chúng ta được ăn một loại hoa quả ngon lành nào đấy, chúng ta phải nhớ tới công ơn của người đã trồng ra cây cho chúng ta hái quả . Từ hình ảnh này, ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu phỉa biết nhớ tới công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn , đồng thời phải có thái độ sống có trước, có sau, phải đền đáp công ơn của những người đó trong điều kiện mà bản thân có thể. Lấy một ví dụ nhỏ về việc này mà ta dễ dàng nhìn thấy, đó là công ơn sinh thành và dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Cha mẹ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ sinh con ra và mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Thấu hiểu điều này, phận làm con cần ghi nhớ công ơn và yêu thương, quý trọng cha mẹ . Hay một trường hợp khác là những thày cô giáo đã không quản ngại rừng núi xa xôi để về bản dạy con chữ cho học sinh. Họ đã phải hi sinh rất nhiều từ tuổi trẻ, điều kiện sống cho đến phải xa rời gia đình để cống hiến cho nền giáo dục của nước nhà. Không chỉ các em học sinh biết ơn những thày cô ấy mà ngay cả phụ huynh của các em cũng cần phải thấu hiểu và trân trọng tình cảm của các thày cô giáo nhiều hơn. Đôi khi cái giá của một sự hi sinh chỉ là niềm vui mà người khác nhận được. Hiểu được điều này, mỗi chúng ta hãy trân trọng và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Đó cũng là cách để thể hiện thái độ sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |