Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cắt dây trói cứu A Phủ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.048
0
1
Akako[]~đỏ
19/02/2020 18:08:34

1. Mở bài

Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

2. Thân bài

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

– Giới thiệu sơ lược về A Phủ : một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nàh thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.

– Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ :

+ Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đọa đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.

+ Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.

– Thương người cùng cảnh ngộ :

Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?

– Tình thương lớn hơn cái chết :

Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.

– Từ cứu người đến cứu mình :

Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.

Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

3. Kết luận :

Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đọa đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.

Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Akako[]~đỏ
19/02/2020 18:10:14
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ – Bài làm 1 của bạn học sinh giỏi Văn trường chuyên Lê Quý Đôn Hải Phòng

“Đất nước và con người miền Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” (Tô Hoài). Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạch được sau chuyến đi bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng, tập truyện “truyện Tây Bắc” là nỗi nhớ niềm thương bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ. Là truyện ngắn đặc sắc hơn cả của tập truyện, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, tủi nhục và sức mạnh vùng lên vươn tới chân trời tự do hạnh phúc của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Giá trị của tác phẩm được kết tinh ở hình tượng nhân vật Mị.

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm đông Mị vắt dây trói cứu A Phủ đầy éo le, kịch tính.A Phủ là chàng trai nghèo khổ cả cha lẫn mẹ, vì đánh A Sử, A Phủ bị bắt phạt vạ trở thành đứa ở trừ nột của nhà thống lí Pá trá, cùng chung thân phận nô lệ trâu ngựa với Mị. Một lần sơ ý để hổ vồ mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt trói bỏ mấy ngày liền giữa mùa đông giá rét.

 

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa hơ tay. Dã mấy lần rồi, mỗi khi dậy thổi lửa hơ tay, Mị lại thấy cảnh A Phủ bị trói nhưng Mị vẫn thản nhiên dửng dưng thờ ơ. « Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa ». Quá quen với cái tàm bộ của cha con thống lí Pá Tra, tâm hồn Mị tê dại đến vô cảm. Và tâm hồn Mị có lẽ sẽ mãi mãi hóa đá nếu như Mị không bắt gặp giọt nước mắt của A Phủ. Như mọi đêm, Mị dậy thổi lửa hơ tay, ngọn lửa bập bùng sáng lên, lé mắt trông sang, Mị bỗng bắt gặp dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má tuyệt vọng của A Phủ – một chàng trai vốn can trường dũng cảm. Nước mắt gọi nước mắt : Mị nhớ lại đêm tình mùa xuân bị A Sử trói, nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng cổ mà không sao lau đi được. Niềm đồng cảm trỗi dậy, thương thân bao nhiêu, Mị thương A Phủ bấy nhiêu. Thương mình, thương A Phủ, lòng Mị sục sôi niềm căm hờn phẫn uất với cha con thống lí Pá Tra ;. « Trời ơi, nó bắt trói người ta đến chết, nói bắt mình đến chết, nó bắt trói đến chết người đàn bà trước cũng ở cái nhày này cũng thôi. Chúng nó thật độc ác », lần đầu tiên, sau bao năm tháng câm lặng, Mị dõng dạc cất lên lời kết án đanh thép cha con thống lí. Mị như lột xác, trở lại làm cô gái dũng cảm, khát khao tự do, sục sôi tinh thần phản kháng. Rồi Mị nghĩ đến tình cản nguy khốn đang ập đến với A Phủ : « cơ chừng này, chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết… Người kia thì việc gì mà phải chết thế ? A phủ sẽ phải chết, chết oan uổng, vô lí. Nghĩ đến điều ấy, trái tim Mị như thắt lại, cõi lòng nhói đau. « A Phủ » tiếng gọi buông ra hay tiếng nấc nghẹn ngào xót xa. Rồi Mị miên man nhớ lại đời minh, Mị lại tưởng tưởng có thể một lúc nào đó, biết đâu A Phủ chẳng đã chốn được, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo Mị cởi trói cho A pHủ, Mị liền phải trói thay, phải chết trên cái cọc này. Nghĩ thế, trong tình cảnh nào, làm sao Mị cũng không thấy sợ. Tình thương người ngày càng mạnh, nó lớn hơn niềm thương thân và giúp Mị chiến thắng mọi nỗi sợ hãi, nó thôi thúc Mị hành động một cách táo bạo : cắt dây trói cứu A Phủ.

 

Cắt dây trói cho A Phủ xong, Mị bỗng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng « Đi ngay ! » rồi nghẹn lại. Ddứng lặng trong bóng tối, rồi Mị chạy vụt theo, băng đi đuổi kjp A Phủ. Nỗi sợ hãi và hành động chạy theo A Phủ vô vùng đột ngột những ngẫm ra lại hết sức hợp lí, dương nhu không thể khác được. Là người, ai cũng sợ chết , nhất là khi cái chết cận kề. Là một cô gái, Mị lại rất yêu đời và ham sống, mị không thể chấp nhận cúi đầu chờ chết ở cái nơi địa ngục trần gian này. Cuối cùng, phải kể đến chất xúc tác làm cho cuộc nổi loạn nhân tính hoàn tất. Dó là hành động quật sức vùng lên chạy của A Phủ. Hành động ấy như tia lửa bắt cháy nguồn sống mãnh liệt trong Mị, thôi thúc Mị hành động táo bạo : cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Vậy là, sau bao năm tháng bị vùi dập, sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị đã bùng cháy mãnh liệt trong đêm đông « định mệnh ». sức sống ấy như nguồn sức mạnh vô song giúp Mị chiến thắng tất cả mọi thế lực bạo tàn cường quyền và thần quyền. Chính sức mạnh ấy đã giải cứu cho A Phủ và Mị khỏi thế giới địa ngục để đến với chân trời tự do, hạnh phúc

Đọc « Vợ chồng A Phủ », ta chẳng thể nào không xót xa một cô Mị bị chà đạp, vùi dập, tàn nhẫn, dã man, bị dìm xuống kiếp ngựa trâu, một cô Mị cứ chết dần chết mòn, như con rùa lùi lũi trong xó tối, như cái xác không hồn. Nhưng cái để Mị chạm vào trái tim người đọc sâu đậm nhất vẫn là một cô Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt, âm thầm, khát vọng lớn lao. Mị của Tô Hoài đã dũng cảm vươn lên từ nhọc nhằn, khổ đau để đi về phía có ánh sáng của tự do. Cái đẹp nhất, nhân văn nhất của tác phẩm chính là ở đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×