Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu: Một điều nhịn bằng chín điều lành

Giúp mk vs
 

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.370
1
0
Akako[]~đỏ
20/02/2020 09:40:52
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.

Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung.

Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí.

Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy.

Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài.

Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
光藤本
20/02/2020 09:42:45
Dân tộc ta là một quốc gia coi trọng lễ nghĩa, tính khắc kỉ cũng như sự hòa thuận, dĩ hòa vi quý trong mối quan hệ của con người với con người. Bởi vậy, dân gian ta có rất nhiều câu răn dạy con cháu phải lấy sự hòa nhã, an bình làm trọng mà một số đó là câu nói: "Một điều nhịn, chín điều lành".

Nghĩa của từ "nhịn" mà câu tục ngữ nhắc đến ở đây không chỉ mang với nghĩa là nhẫn nhịn mà mở rộng ra còn là sự rộng lượng, khéo léo bỏ qua cho những lỗi lầm sai trái của người khác, không vòng vo, đôi co, tiếp tục làm tới trong bất kì một sự việc xung đột nào. Còn từ "lành" ở đây nghĩa là tốt lành, được quả lành về sau, được bình an, vô sự. Số từ cụ thể đi kèm với hai từ này trong câu cũng mang ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của sự nhẫn nhịn trên cán cân "một", "chín". Tức là chỉ việc nhẫn "một"- ít ỏi mà ta được đến "chín"- nhiều hơn rất nhiều điều an lành. Khi ta nhịn, ta chỉ cần một đổi lại ta được tận chín điều lành.

Đây không phải là câu nói mang tính nhu nhược, hèn nhát vì muốn giữ lấy cho mình sư bình yên mà nhẫn nhục chịu đựng bất kể điều gì. Ông cha ta không thể nào khuyên con cháu mình bạc nhược, đớn hèn tới mức không dám phản kháng lại những điều xấu xa cả. Nếu có bất kì một sự bất công nào xảy ra trong cuộc sống, ta nhất định phải dũng cảm đối mặt và đấu tranh vì điều hay lẽ phải cho dù biết con đường trước mắt sẽ rất khó khăn và chông gai đi nữa nhưng câu nói này hướng đến những sự xung đột nhỏ không đáng để làm ảnh hưởng đến sự bình yên của đôi bên. Khi xảy ra xung đột với một ai đó, ta không nên hiếu thắng hay vì cái tôi nhỏ nhen mà "chuyện bé xé ra to" mà nên rộng lượng bỏ qua những vấn đề không đáng gây ra xung đột để không làm mất hòa khí hai bên lại dễ dàng giải quyết mọi chuyện. Ví thử như anh em trong nhà sẽ có lúc cãi vã, khi ấy, không nên ganh đua đến cùng cốt xem ai đúng ai sai để rồi dù là ai đúng ai sai thì tình cảm đôi bên cũng rạn nứt, không còn được khăng khít như xưa khiến song thân buồn phiền mà bản thân cũng chẳng vui vẻ gì. Khi ấy thì nên hiểu "lùi một bước, trời cao biển rộng", ta nhịn một chút cũng không sao, bỏ qua chuyện ấy, anh em lại hòa thuận như xưa, mọi chuyện không vui sẽ theo đó mà tan biến, cuối cùng không có ai phải buồn, gia đình lại êm ấm, an lành như xưa. Điều này cũng xảy ra tương tự với hàng xóm, đối tác hay bạn bè, chỉ cần ta chịu "nhịn" một chút, ta không chỉ lành lúc ấy mà còn lành cả về sau, ta sẽ chẳng bao giờ bị mất đi một mối quan hệ đáng trân trọng hay lo sơ bị trả thù chỉ vì một chút nóng giận. Không ai lại làm khó dễ một người biết nhún nhường mà cơn giận rồi cũng sẽ qua, mọi xung đột sau khi giải quyết không những hết căng thẳng mà mọi người không ai bị tổn thương cả. Nếu đã được nhiều cái lợi như vậy thì tại sao ta lại không chịu "nhịn" một bước. Chỉ có kẻ ích kỉ mới vì cái tôi quá lớn mà bốc đồng không lường được trước hậu quả mà thôi, người khôn ngoan phải biết co giãn hợp lí, khiến cho cuộc sống trở nên thoải mái và dễ chịu nhất có thể theo ý của mình.

Hãy nhớ: "Một điều nhịn, chín điều lành", cha ông ta dạy bảo không bao giờ là sai. Hiểu được nó ta sẽ sống thoải mái, vui vẻ và được nhiều người yêu mến.
1
0
光藤本
20/02/2020 09:42:57
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.

Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung.

Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí.

Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy.

Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài.

Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.
 
2
0
光藤本
20/02/2020 09:43:41
Chào bạn! Bạn có thể tham khảo 2 bài văn này nhé:v Nếu thấy ok thì bạn tick mình điểm nhé! Cảm ơn 
1
0
Bill Gates
20/02/2020 09:44:41
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.

Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung.

Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí.

Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy.

Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài.

Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.


BÀI VĂN 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: MỘT ĐIỀU NHỊN CHÍN ĐIỀU LÀNH
Dân tộc ta là một quốc gia coi trọng lễ nghĩa, tính khắc kỉ cũng như sự hòa thuận, dĩ hòa vi quý trong mối quan hệ của con người với con người. Bởi vậy, dân gian ta có rất nhiều câu răn dạy con cháu phải lấy sự hòa nhã, an bình làm trọng mà một số đó là câu nói: "Một điều nhịn, chín điều lành".

Nghĩa của từ "nhịn" mà câu tục ngữ nhắc đến ở đây không chỉ mang với nghĩa là nhẫn nhịn mà mở rộng ra còn là sự rộng lượng, khéo léo bỏ qua cho những lỗi lầm sai trái của người khác, không vòng vo, đôi co, tiếp tục làm tới trong bất kì một sự việc xung đột nào. Còn từ "lành" ở đây nghĩa là tốt lành, được quả lành về sau, được bình an, vô sự. Số từ cụ thể đi kèm với hai từ này trong câu cũng mang ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của sự nhẫn nhịn trên cán cân "một", "chín". Tức là chỉ việc nhẫn "một"- ít ỏi mà ta được đến "chín"- nhiều hơn rất nhiều điều an lành. Khi ta nhịn, ta chỉ cần một đổi lại ta được tận chín điều lành.

Đây không phải là câu nói mang tính nhu nhược, hèn nhát vì muốn giữ lấy cho mình sư bình yên mà nhẫn nhục chịu đựng bất kể điều gì. Ông cha ta không thể nào khuyên con cháu mình bạc nhược, đớn hèn tới mức không dám phản kháng lại những điều xấu xa cả. Nếu có bất kì một sự bất công nào xảy ra trong cuộc sống, ta nhất định phải dũng cảm đối mặt và đấu tranh vì điều hay lẽ phải cho dù biết con đường trước mắt sẽ rất khó khăn và chông gai đi nữa nhưng câu nói này hướng đến những sự xung đột nhỏ không đáng để làm ảnh hưởng đến sự bình yên của đôi bên. Khi xảy ra xung đột với một ai đó, ta không nên hiếu thắng hay vì cái tôi nhỏ nhen mà "chuyện bé xé ra to" mà nên rộng lượng bỏ qua những vấn đề không đáng gây ra xung đột để không làm mất hòa khí hai bên lại dễ dàng giải quyết mọi chuyện. Ví thử như anh em trong nhà sẽ có lúc cãi vã, khi ấy, không nên ganh đua đến cùng cốt xem ai đúng ai sai để rồi dù là ai đúng ai sai thì tình cảm đôi bên cũng rạn nứt, không còn được khăng khít như xưa khiến song thân buồn phiền mà bản thân cũng chẳng vui vẻ gì. Khi ấy thì nên hiểu "lùi một bước, trời cao biển rộng", ta nhịn một chút cũng không sao, bỏ qua chuyện ấy, anh em lại hòa thuận như xưa, mọi chuyện không vui sẽ theo đó mà tan biến, cuối cùng không có ai phải buồn, gia đình lại êm ấm, an lành như xưa. Điều này cũng xảy ra tương tự với hàng xóm, đối tác hay bạn bè, chỉ cần ta chịu "nhịn" một chút, ta không chỉ lành lúc ấy mà còn lành cả về sau, ta sẽ chẳng bao giờ bị mất đi một mối quan hệ đáng trân trọng hay lo sơ bị trả thù chỉ vì một chút nóng giận. Không ai lại làm khó dễ một người biết nhún nhường mà cơn giận rồi cũng sẽ qua, mọi xung đột sau khi giải quyết không những hết căng thẳng mà mọi người không ai bị tổn thương cả. Nếu đã được nhiều cái lợi như vậy thì tại sao ta lại không chịu "nhịn" một bước. Chỉ có kẻ ích kỉ mới vì cái tôi quá lớn mà bốc đồng không lường được trước hậu quả mà thôi, người khôn ngoan phải biết co giãn hợp lí, khiến cho cuộc sống trở nên thoải mái và dễ chịu nhất có thể theo ý của mình.

Hãy nhớ: "Một điều nhịn, chín điều lành", cha ông ta dạy bảo không bao giờ là sai. Hiểu được nó ta sẽ sống thoải mái, vui vẻ và được nhiều người yêu mến.
2
0
Bill Gates
20/02/2020 09:45:28
“Một điều nhịn, chín điều lành”, đó là một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử mà cha ông ta để lại cho mỗi người. Trong câu tục ngữ trên, “nhịn” có thể hiểu là “ nhường nhịn”, “lành” có nghĩa là “tốt đẹp”, nói một cách dễ hiểu, ý nghĩa câu tục ngữ chính là trong ứng xử, ta nên nhường nhịn một chút sẽ thu nhận được kết quả tốt đẹp sau này.Thực tế chứng minh, trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc cũng êm đẹp, sẽ có lúc chúng ta gặp phải khó khăn, con người thì luôn nằm trong các mối quan hệ xã hội, vì thế, những lúc khó khăn, xung đột giữa người với người là không tránh khỏi. Những trường hợp như thế, nếu mỗi người nhường nhịn lắng nghe nhau một chút, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn. Con người nếu như không khéo léo trong ứng xử, đôi khi chấp nhận nhún nhường một chút để mọi thứ trở nên ổn thỏa hơn, chắc chắn sẽ đánh mất nhiều mối quan hệ. Rất nhiều cặp vợ chồng đã li hôn, rất nhiều vụ đàm phán làm ăn đã thất bại, rất nhiều tình bạn đã rạn nứt chỉ vì không hiểu tác dụng to lớn của sự nhường nhịn như thế! Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, chúng ta nhường nhịn để kết quả trở nên tốt đẹp hơn hoàn toàn không đồng nghĩa với sự nhu nhược, chỉ biết nghe theo lời người khác. Hiểu đúng ý nghĩa thực sự của câu tục ngữ sẽ giúp mỗi người điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp để luôn nhận “chín điều lành”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×