Bài 1: Người bị điện giật là do tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt và từ
B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng phát sáng và từ
D. Tác dụng sinh lí
Bài 2: Vì sao dây điện thường dùng để mắc đèn, quạt… phải tách riêng hai lõi?
A. Để trang trí dây cho đẹp
B. Để tiết kiệm dây dẫn
C. Để tránh chập điện
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 3: Đồng hồ điện tử (dùng pin, có kim quay) hoạt động dựa vào tác dụng
nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng hóa học
D. Tác dụng phát sáng
Bài 4: Khi cọ xát một thanh sắt với len, dạ, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Sau khi cọ xát, thanh sắt nhiễm điện dương.
B. Sau khi cọ xát, thanh sắt nhiễm điện âm.
C. Sau khi cọ xát, mảnh len dạ nhiễm điện dương.
D. Sau khi cọ xát, thu được hai vật trung hòa về điện.
Bài 5: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
B. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân ở giữa mang điện tích dương.
C. Electron có thể bị hạt nhân nguyên tử đẩy ra ngoài để trở thành electron tự
do.
D. Các electron không đứng yên mà chuyển động xung quanh hạt nhân tạo
thành lớp vỏ nguyên tử.
Bài 6: Trong các mạch điện hình 30.1 thì mạch điện nào vẽ đúng?
A. Hình 30.1a.
B. Hình 30.1b.
C. Hình 30.1c.
D. Cả 3 hình.
Bài 7: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
A. ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
B. nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối
kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.
C. ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung
dịch này.
D. nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch
muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Bài 8: Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A.
Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn
sáng mạnh nhất?
A. 0,7A B. 0,60A C. 0,45A D. 0,48A
Bài 9: Giải thích về hoạt động của cầu chì:
A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. Nhiệt độ nóng chảy của cầu chì thấp.
C. Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện
mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (3270C) thì
dây chì đứt; dòng điện bị ngắt.
D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì bị đứt.
Bài 10: Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh nilong đã được cọ xát.
B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.
C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn.
D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào.
Bài 11: Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở
thành:
A. vật trung hòa
B. vật nhiễm điện dương (+)
C. vật nhiễm điện âm (-)
D. không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)
Bài 12 Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện
nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện.
B. Quạt điện.
C. Công tắc.
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.
Bài 13: Chiều dòng điện là chiều …………..
A. chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dịch chuyển của các electron
C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.
Bài 14: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ 1 và Đ 2 mắc song song. Cường độ
dòng điện qua hai đèn lần lượt là 0,3A và 0,4A. Cường độ dòng điện mạch
chính có giá trị là:
A. I = 0,1A B. I = 0,7A C. I = 0,35A D. I = 0,4A
Bài 15: Có hai bóng đèn 1 và 2 được mắc song song với nhau và nối với nguồn
điện, nếu bóng đèn 2 bị đứt dây tóc thì:
A. Bóng đèn 1 cũng bị đứt dây tóc theo.
B. Độ sáng của bóng đèn 1 tăng lên.
C. Bóng đèn 1 không sáng do mạch hở.
D. Bóng đèn 1 vẫn sáng bình thường.
Bài 16: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Bài 17: Câu phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời có hướng.
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn
điện.
D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do.
Bài 18: Vật nào sau đây dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô
B. Dây truyền vàng
C. Thanh thủy tinh
D. Đoạn dây nhựa
Bài 19: Cần đo hiệu điện thế giữa hai cực một nguồn điện phải mắc vôn kế như
thế nào?
A. Nối tiếp với nguồn điện
B. Phía trước nguồn điện
C. Song song với nguồn điện
D. Phía sau nguồn điện
Bài 20: Có một nguồn điện 12V và một số bóng đèn, mỗi bóng ghi 3V. Để đèn
sáng bình thường thì phải mắc
A. 3 bóng đèn mắc nối tiếp
B. 4 bóng đèn mắc nối tiếp
C. 12 bóng đèn mắc nối tiếp
D. 6 bóng đèn mắc nối tiếp
II. Tự luận
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết trên các bóng đèn Đ 1 , Đ 2 , Đ 3 lần lượt
ghi 1V, 2V, 3V. Số chỉ của ampe kế là I = 0,5A. Tìm hiệu điện thế giữa hai cực
của nguồn và cường độ dòng điện I 1 , I 2 , I 3 qua ba đèn Đ 1 , Đ 2 , Đ 3 .
Bài 2: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia làm 25 khoảng
nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị ở khoảng
thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là bao nhiêu?
Bài 3: Cho mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp vào nguồn điện 12V, biết
cường độ dòng điện đi qua đèn Đ 1 là 0,25A.
a) Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ 2 .
b) Nếu hiệu điện thế qua đèn 2 là 4,5V thì hiệu điện thế qua đèn 1 là bao nhiêu?
Bài 4: Cho cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn được biểu
diễn như đồ thị hình vẽ bên.
Căn cứ đồ thị này hãy xác định:
a) Cường độ dòng điện qua đèn khi đặt vào hiệu điện thế 1,5V.
b) Hiệu điện thế hai đầu đèn là bao nhiêu nếu cường độ dòng điện qua đèn là
100mA.
Bài 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
a) Biết ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng
nhau và bằng 1,5A. Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ 3 và cường độ dòng
điện qua đèn Đ4.
b) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Biết hiệu
điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ 2 bằng 4,5V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu
các bóng đèn còn lại.
Bài 6: Cho một dụng cụ đo dang hoạt động như hình vẽ. Đọc số chỉ của kim
lúc đó.
Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ:
a) Đèn Đ 1 và Đ 2 giống nhau, biết vôn kế V1 chỉ 15V, xác định số chỉ của vôn
kế V2 và vôn kế V.
b) Vẫn mạch điện như trên, thay vôn kế bằng ampe kế A, A 1 , A 2 . Biết ampe
kế A chỉ 10A. Vậy 2 ampe kế còn lại có số chỉ là bao nhiêu ampe?
Bài 8: Trên mặt của hai ampe kế đều có ghi 100 vạch chia. Người ta dùng
nó để đo cường độ dòng điện của cùng 1 mạch điện. Trong hai lần đo được kết
quả như sau:
- Lần 1 với thang đo 3A thì kim chỉ vạch thứ 88.
- Lần 2 với thang đo 10A thì kim chỉ vạch thứ 26.
a) Hãy xác định cường độ dòng điện trong hai lần đo.
b) Phép đo nào chính xác hơn trong hai lần đo? Vì sao?
Bài 9: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Đóng khóa K, ampe kế A 1 chỉ
0,1A, ampe kế A 2 chỉ 0,2A.
a) Tính số chỉ ampe kế A.
b) Thay nguồn điện trên bằng nguồn điện khác thì ampe kế A chỉ 0,9A. Số
chỉ ampe kế A 1 , A 2 bây giờ là bao nhiêu?
Bài 10: Cho một nguồn điện, ba bóng đèn giống nhau, một khóa K, một động
cơ và dây nối.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trong đó tất cả các thiết bị mắc nối tiếp với nhau và
vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ, ampe kế đo cường độ dòng điện
trong mạch.
b) Hiệu điện thế ở hai đầu động cơ là 3V và ở hai đầu mỗi đèn là 1,5V. Xác
định hiệu điện thế của nguồn điện.
c) Một đèn bị cháy, các đèn còn lại có sáng không? Hiệu điện thế ở hai đầu
mỗi đèn, động cơ và pin khi đó bằng bao nhiêu?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |