Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

21/02/2020 11:32:52

Kể một câu chuyện về một thiếu niên không có điều kiện học tập sớm phải vào đời kiếm sống

Kể một câu chuyện về một thiếu niên không có điều kiện học tập sớm phải vào đời kiếm sống.













GIÚP DÙM MÌNH NHA CÁC BẠN,GẤP GẤP GẤP !!!

2 trả lời
Hỏi chi tiết
571
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
21/02/2020 11:35:16
    Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình. Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi, đang học dở lớp 10 cấp Ba phổ thông.
   

Anh nói: "Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá.'". Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. "Tàn mà không phế", anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ.

Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp anh ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học Bổ túc văn hóa.

Đọc báo, Quang biết trường Đại học Tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban Giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa Chăn nuôi.

Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang cũng lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là "Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền", sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà. Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch… chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng "Anh kĩ sư chân gỗ" nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh.

Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục, tự hào.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
21/02/2020 11:36:21

Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương hiếu học được lan truyền trong nước, một trong những người biết khắc phục khó khăn để học thành tài đó là Mạc Đĩnh Chi.

Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xỉ. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rùng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.
Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài. Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước
Câu chuyện tôi vừa kể nhằm ca ngợi gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi, danh nhân nểi tiếng nước ta đời Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương, người biết khắc phục mọi khó khăn để học và đã học thành tài.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo