LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu cái"sang" ở đây là như thế nào?

a) trong bài thơ"Tức cảnh Pác Bó'', ở câu thơ thứ hai, ta có mấy cách hiểu về cụm từ"vẫn sãn sàng"?. Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?
b) Người chiến sĩ cách mạng sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy"Cuộc đời cách mạng thật là sang". Em hiểu cái"sang" ở đây là như thế nào?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
807
2
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
23/02/2020 17:47:25
a, Từ trước đến nay có không ít người cho rằng trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Bác Hồ nói về cuộc sống sinh hoạt thiếu thốn, vất vả, khó khăn của những người chiến sĩ cách mạng trong những ngày ở Pác Bó. Nhưng cũng có người cho rằng nói cái khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống nơi chiến khu chỉ là cách tác giả làm nổi bật tinh thần sẵn sàng, khí thế cách mạng của người cộng sản. Vậy “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” là sự sẵn sàng của đời sống vật chất hay sự sẵn sàng về tinh thần của người cách mạng? Văn chương là sự đồng sáng tạo. Bởi vậy sẽ thật khiên cưỡng nếu cho rằng hình ảnh thơ chỉ có duy nhất một cách hiểu đúng. Dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng phơi phới niềm lạc quan, tin tưởng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
23/02/2020 17:48:40
b, 

                                Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi : “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống : ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.

1
1
KookMin
23/02/2020 19:03:53
a, Từ trước đến nay có không ít người cho rằng trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Bác Hồ nói về cuộc sống sinh hoạt thiếu thốn, vất vả, khó khăn của những người chiến sĩ cách mạng trong những ngày ở Pác Bó. Nhưng cũng có người cho rằng nói cái khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống nơi chiến khu chỉ là cách tác giả làm nổi bật tinh thần sẵn sàng, khí thế cách mạng của người cộng sản. Vậy “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” là sự sẵn sàng của đời sống vật chất hay sự sẵn sàng về tinh thần của người cách mạng? Văn chương là sự đồng sáng tạo. Bởi vậy sẽ thật khiên cưỡng nếu cho rằng hình ảnh thơ chỉ có duy nhất một cách hiểu đúng. Dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng phơi phới niềm lạc quan, tin tưởng.
b, 

                                Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi : “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống : ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư