Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 dòng) nêu ý kiến của em về giá trị của con người.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau này, nếu bạn được lãnh một nhiệm vụ quan trọng trong xã hội mà thi hành nhiệm vụ đó một cách đầy đủ, đắc lực, đã công minh lại liêm chính thì bạn cũng chưa nên lấy vậy làm hãnh diện; vì nghĩ cho cùng, vậy mới là làm tròn nhiệm vụ của mình thôi. Một vị giáo sư đại học soạn bài kĩ lưỡng, giảng giải rõ ràng cho sinh viên của mình, một ông giám đốc điều khiển 1 cơ quan một cách điều hòa, được việc mà không tốn năng suất; một người thợ điện bắt dây gắn bóng khéo léo mà không hao dây; một người đạp xích ô chở khách hàng tới nơi tới chốn không vô ý mà bị rủi ro; so sánh những người đó, tôi không thấy ai hơn ai. Địa vị có khác nhau, sự quan trọng của công việc cũng khác nhau; nhưng hết thảy chỉ đều làm trọn bổn phận để xứng đáng hưởng số tiền mình nhận được. Nghị luận xã hội về giá trị con người
“Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.
Hay “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”. Câu nói của Lét-xinh gợi cho ta nhiều suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình kiếm tìm những gía trị cao đẹp của đời sống con người.
Ông giáo sư đại học, ngoài giờ dạy học ra phải khảo cứu, trứ tác, làm thêm một việc gì đó bổ ích cho văn hóa, thì mới được quốc dân mang ơn. Ông giám đốc một sở cũng vậy, phải có một sáng kiến nào làm tăng năng suất của nhân viên, giảm chi phí cho công quỹ thì mới được gọi là làm cái gì đó cho đời. Người thợ điện, người đạp xe không có sáng kiến tạo được cái gì mới thì có thể giúp láng giềng họ hàng, đồng bào trong phạm vi của mình: chẳng hạn chỉ cách thức sửa đèn cho một nhà hàng xóm, chở một em nhỏ lạc đường về nhà nó, giúp đỡ, an ủi người nghèo hơn mình…
Trong cuộc sống, con người luôn khao khát khám phá những giá trị của bản thân mình: Mình đang đứng ở đâu? Mình là ai trong mắt mọi người, trong đời sống xã hội? Xác định được vị trí, hiểu được giá trị của bản thân là nhu cầu tất yếu, chính đáng cùa mỗi người. Song, không phải ai cũng có được nhận thức đúng đắn về điều đó. Có những kè luôn ngộ nhận về khả năng của mình, họ cho rằng mình là số một, là chân lí của cuộc sống. Đó là tư tưởng của những kẻ độc tài, tự kiêu và tự phụ. Lại có người nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được điều gì có ích. Đó lại là những người tự ti. Rõ ràng “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sỏ hữu hoặc cho rằng mình sở hữu”, tức là giá trị của con người không nằm ở những gì tốt đẹp, đúng đắn mà bản thân họ có hay họ nghĩ rằng mình có. Vậy giá trị ấy nằm ở đâu? Nó nằm ở những "gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí".
Vậy là, điều được ghi nhận trong giá trị của con người là những nổ lực, những cố gắng trong hành trình đi tìm, vươn tới cái đẹp, cái thiện ờ đời. Nghị luận xã hội về giá trị con người
Tại sao vậy? Nghị luận xã hội về giá trị con người
Cuộc sống là hành trình con người đi tìm mình và tự khẳng định mình. Ai cũng khao khát vươn tới cái hoàn mĩ của sự sống. Nếu con người đạt được một điều nào đó, một chân lí trong cuộc sống thì chân lí đó đã được con người chiếm lĩnh. Nhưng bất hạnh nằm ở việc chân lí cũng có tính tương đối, nó có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại sai trong một số trường hợp. Vậy nếu con người bằng lòng với chân lí mình có, dừng lại cuộc hành trình tìm kiếm vẻ đẹp cuộc sống thì khi ấy con người thất bại. Vậy kết quả của mọi công việc chưa phải là điều lớn nhất chúng ta đòi hỏi ỏ một con người. Quan trọng là con người ấy đã vượt khó, vượt khổ để đi tới thành công. Chính trong quá trình vượt qua những gian khó mà con người nhận lãnh trên đường đi tìm chân lí đã giúp con người bộc lộ nhiều phẩm chất, đức tính của mình. Đó có thể là sự chăm chỉ cũng có thể là lười nhác. Đó cỏ thề là can đảm cũng có thể là hèn nhát. Đó có thể là sáng tạo, năng động nhưng cũng có thể là thụ động, máy móc. Đó có thể là sự chân thành nhưng cũng có thể là dối trá,… Hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình chạy đua trong một đường hầm kín. Kẻ về đích sớm nhất, ló dạng ra khỏi đường hầm sớm nhất chưa chắc đã là kẻ nhanh nhất, giỏi nhất, tốt nhất,… Chính bởi những điều ấy, giá trị đích thực của một con người phải là những "gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí. Qua quá trình vượt qua những điều khó khăn ấy, con người bộc lộ những phẩm chất, giá trị của mình.
Trong cuộc đời này, mọi người đang cùng đứng trên một quả đất nhưng mảnh đất ta đang đứng không bằng phẳng mà chỗ cao, chỗ thấp. Ấy bởi mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện, một xuất phát điểm khác nhau. Còn chân lí lại là một độ cao nhất định mà tất cả chúng ta phải vươn tới mới đạt được. Vậy thì, giá trị của mỗi người không nằm ở việc ai chạm tay vào chân lí sớm hơn mà nằm ở việc đã nhảy như thế nào từ vị trí của mình để đến được với chân lí.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |