Câu 1. Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng ankan là:
A. CnH2n+2 (n≥1). B. CnH2n-2 (n≥2). C. CnH2n (n≥2). D. CnH2n-6 (n≥6).
Câu 2. Số đồng phân của ankan có chứa 10 nguyên tử hidro là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Khi nhiệt phân CH3COONa với vôi tôi xút thì thu được sản phẩm là chất khí là:
A. N2. B. H2. C. CO2. D. CH4.
Câu 4. Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:
A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan.
Câu 5. Ankan không tham gia loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cháy. D. Phản ứng tách.
Câu 6. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10
B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12
Câu 7. Hidrocacbon no là
A. hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
B. hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
C. hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi.
D. hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H.
Câu 8. Ankan không tham gia loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng B. Phản ứng thế C. Phản ứng cháy D. Phản ứng tách
Câu 9. Hợp chất sau đây có bao nhiêu nguyên tử cacbon bậc I?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10. Cho phản ứng sau: Al4C3 + H2O → A + B. Các chất A, B lần lượt là:
A. CH4, Al2O3 B. C2H2, Al(OH)3 C. C2H6, Al(OH)3 D. CH4, Al(OH)3
Câu 11. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 360C), hexan (sôi ở 690C), heptan (sôi ở 980C), octan (sôi ở 1260C), nonan (sôi ở 1510C). Có thể tách riêng từng chất khỏi hỗn hợp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước B. Chưng cất phân đoạn
C. Chưng cất áp suất thấp D. Chưng cất thường
Câu 12. Cho các câu sau:
(a) Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn
(b) Ankan là hidrocacbon no, mạch cacbon không vòng.
(c) Hidrocacbon no là hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố là cacbon và hidro.
(d) Ankan chỉ có đồng phân mạch cacbon.
Những câu đúng là:
A. (a), (b), (d) B. (a), (c), (d)
C. (a), (b), (c) D. (a), (b), (c), (d)
Câu 13. Ứng với CTPT C4H10 có bao nhiêu đồng phân ankan?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Hỗn hợp khí gas dùng ở gia đình là các ankan nào sau đây?
A. metan, propan. B. etan, propan. C. propan, butan. D. butan, pentan.
Mức độ hiểu
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử của hiđrocacbon là:
A. C2H2. B. C2H6. C. C3H8. D. CH4.
Câu 2. Một ankan có công thức đơn giản nhất là C2H5 và mạch cacbon không phân nhánh. A có công thức cấu tạo:
A. CH3CH2CH2CH3. B. CH3(CH2)5CH3.
C. CH3(CH2)4CH3. D. CH3(CH2)3CH3.
Câu 3. Cho propan tác dụng với khí clo (askt) theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm thế?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥ 1.
C. CnH2n-2, n ≥ 2. D. CnH2n-6, n ≥ 6.
Câu 5. Công thức phân tử của ankan có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 36 là
A. C6H14 B. C4H10 C. C5H12 D. C7H16
Câu 6. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33% . Công thức phân tử của Y là
A. C4H10 B. C5H12 C. C3H8 D. C2H6
Câu 7. Trong phản ứng đốt cháy C3H8, hệ số của C3H8 : O2: CO2: H2O lần lượt là
A. 1: 6: 5: 4 B. 1: 6,5: 4: 5 C. 1: 5: 3: 4 D. 1: 13: 4: 5
Câu 8. Khi cho metan tác dụng với clo askt theo tỉ lệ mol 1: 2 tạo thành sản phẩm chính:
A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. CHCl3 D. CCl4
Câu 9. Crackinh Butan có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 10. CTCT CH3 – CH – CH – CH2 – CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
CH3 CH3
A. 2,2 – đimetylpentan B. 2,3 – đimetylpentan
C. 2,2,3 – trimetylpentan D. 2,2,3 – trimetylbutan
Câu 11. Cho ankan có CTCT (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:
A. 2,2,4-trimetylpentan. C. 2,4-trimetylpetan.
B. 2,4,4-trimetylpentan. D. 2-đimetyl-4-metylpentan.
Câu 12. Cho ankan A có tên gọi: 3 – etyl – 2,4 – đimetylhexan. CTPT của A là
A. C11H24 B. C9H20 C. C8H18 D. C10H22
Câu 13. Cho 4 chất: metan, etan, propan và butan. Số chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Khi cho butan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol là 1 : 1, thu được sản phẩm chính là
A. CH3-CH2-CH2-CH2Br B. CH3-CH2-CHBr-CH3
C. CH3-CH2-CH2-CHBr2 D. CH3-CH2-CBr2-CH3
Câu 15. Cho các chất sau: CH3CH2CH2CH3 (A), CH3CH(CH3)CH3 (B), CH4 (C), CH3CH2CH3 (D). Theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là:
A. (A) < (B) < (C) < (D) B. (C) < (D) < (B) < (A)
C. (B) < (C) < (A) < (D) D. (A) < (C) < (B) < (D)
Câu 16. Cho ankan A có tên gọi: 4 – etyl – 2,3,3 – trimetylheptan. CTPT của A là
A. C12H26 B. C9H20 C. C8H18 D. C10H22
Câu 17. Một ankan có công thức đơn giản nhất là C3H7 và mạch cacbon không phân nhánh. A có công thức cấu tạo:
A. CH3CH2CH2CH3 B. CH3(CH2)5CH3 C. CH3(CH2)4CH3 D. CH3(CH2)6CH3
Câu 18. Một ankan D có chứa 84% khối lượng cacbon trong phân tử. D có công thức phân tử:
A. C4H10 B. C6H14 C. C5H12 D. C7H16
Mức độ vận dụng
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam một ankan X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10
Câu 2. 0,1 mol ankan tác dụng hết với tối đa 28,4 gam khí clo. Tên gọi của A là:
A. etan B. metan C. propan D. butan
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Vậy A là
A. CH4 B. C2H4 C. C2H6 D. C3H8
Câu 4. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 5. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được 16,8 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là:
A. 6,3 gam B. 13,5 gam C. 18,0 gam D. 19,8 gam
Câu 6. Một ankan tạo được một dẫn xuất monoclo có %Cl là 55,04%. Ankan này có CTPT là:
A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H1
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của hai ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 8. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 12,32 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 9. Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là:
A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4.
Câu 10. Tỉ khối hơi cùa một hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau so với hiđro là 19. CTPT của hai ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Mức độ vận dụng cao
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (askt) thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:
A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,16 lít khí O2 và thu được 3,36 lít khí CO2. Biết thể tích các khí đều được đo ở đktc. Giá trị m là:
A. 2,3. B. 3,6. C. 3,2. D. 4,6.
Câu 3: Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon có dX/He = 9,0625. Hiệu suất phản ứng crackinh?
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
Câu 4: Crackinh 40 lít butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%.
Câu 5: Khi crackinh hoàn toàn 1 mol ankan X thu được 3 mol hỗn hợp Y; tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |