Con người chúng ta vốn là một thực thể tồn tại trong xã hội. Vì sống trong một xã hội mà đầy rẫy những khó khăn và thử thách nên sai lầm của con người là điều không thể tránh khỏi. Sai lầm không đáng sợ, cái đáng sợ là con người biết mình làm sai nhưng vẫn không có ý định sử lỗi. Bởi vậy , chấp nhận và sửa chữa lỗi lầm là một điều cần thiết của con người trong cuộc sống.
Sai lầm là điều hết sức bình thường, vậy sai lầm được hiểu là gì? Đó là một quyết định hoặc một con đường ta chọn, ta thực hiện những không đem lại kết quả mong muốn. Sai lầm không phải là dấu chấm hết, nó sẽ là động lực thúc đẩy mỗi con người đạt được mục đích. Không những thế, sai lầm sẽ giúp con người trưởng thành hơn và tăng thêm nghị lực để ta đương đầu với cuộc sống, đương nhiên là nếu chúng ta vượt qua được sai lầm này.
Trong cuộc sống, chắc chắn có không ít hơn một lần chúng ta thức dậy trễ và lỡ một buổi học quan trọng trên lớp để rồi lại trách mình sao không dậy sớm hơn. Hay những lần bạn ăn cơm, ăn phải thứ không tốt và bị ngộ đọc phải nằm viện cả tuần. Rồi hay quan trọng hơn là chọn một ngôi trường không phù hợp khả năng của mình chỉ vì bạn bè rủ rê. Làm sao có thể kiểm soát mọi thứ xung quanh chỉ với một con người nhỏ bé? Chúng ta chỉ có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn vào lần sau.
Nói đến sai lầm không thể không nhắc tới Anh-xtanh. Ông là một bậc vĩ nhân, nhà vật lý nổi tiếng, ấy thế mà vẫn phải sai lầm. Trong khi thiết kế bóng đèn, Anh-xtanh đã phải làm đi làm lại rất nhiều lần, sai rất nhiều lần để rồi cuối cùng để lại thành tựu lớn đến tận ngày nay. Có một phóng viên đã hỏi Anh-xtanh: “Mỗi lần thất bại ông làm thế nào để có động lực tiếp tục?”. Anhxtanh đã nói: “Đó không phải là thất bại. Đó là tôi đã tìm ra một cách không làm bóng đèn.” Mọi chuyện đều bắt đầu từ suy nghĩ, nếu tích cực đó sẽ là động lực, còn ngược lại nó sẽ làm ta không thể đứng dậy.
Không nói đi đâu xa, chúng ta có Cao Bá Quát, một người tinh thông kinh sử. Một lần ông viết đơn minh oan cho một người phụ nữ nhưng vì chữ quá xấu nên quan trên không chấp nhận. Từ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ để không chỉ là người tinh thông kinh sử mà còn có chữ viết rất đẹp. Lại một ví dụ nữa chứng minh rằng: Ai cũng có thể sai lầm.
Đất nước chúng ta là một nước nông nghiệp với những người nông dân cần cù chất phác.Những nếu trong thời buổi hiện nay mà không khoon ngoan thì sẽ mắc phải sai lầm. Đơn cử như ở vài năm trước, những thương gia người Trung Quốc đã tiến hành thu mua đỉa với giá rất cao.Thấy cái lợi trước mắt, nhiều người nông dân ở vùng quê đã từ bỏ việc chăm sóc lúa, ngô, trâu bò để đổ xô đi bắt đỉa bán. Nhưng câu chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Đến năm thứ hai, các thương gia này đã không mua nữa. Và kết quả là nhân dân chúng ta đã nhiều người bị đia cắn, mang vết thương trên mình, còn lúa gạo trâu bò lại bỏ xó gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. những người nông dân chỉ biết trách bản thân mình vì đã có một quyết định sai lầm đến vậy, chỉ nghĩ đến
cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới cái lâu dài.
Bà Hillary Clinton - ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2016 - trong một lần đi tranh cử đã đi bằng chuyên cơ của tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Đó là một hành động sai lầm và đã bị dư luận lên án mạnh mẽ. Hay đối thủ của bà, ông Donald Trump đã có những phát biểu không hay về người nhập cư trong những lần diễn thuyết trước công chúng của mình. Họ là những người mang tầm cỡ thế giới và có khả năng trở thành tổng thống của một đất nước lớn mạnh nhất thế giới, ấy vậy mà vẫn mắc phải lỗi lầm, vậy chắc chắn không ai hoàn hảo cả!
Nói đi cũng phải nói lại, qua những sai lầm, ta phải biết rút bài học kinh nghiệm để không được sai lầm nhưu vậy nữa thì cuộc sống chúng ta mới tốt đẹp lên được.Một lần nữa khẳng định lại quan điểm của để bài là vô cùng chính xác. Mỗi con người trong xã hội này đều mắc phải sai lầm, và đó là điều bình thường. Quan trọng là chúng ta sẽ là ai sau mỗi sai lầm đó.