Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một loài hoa ( như hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…) Hoặc một loài cây( như cây chuối, cây na…), Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày tết

B. Phần tự luận

1. Thuyết minh về một loài hoa ( như hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…) Hoặc một loài cây

( như cây chuối, cây na…).

2. Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày tết.

3. Thuyết minh về một danh thắng .

8 trả lời
Hỏi chi tiết
602
1
0
Meu
07/03/2020 16:38:59
Đề 2:

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

 

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Meu
07/03/2020 16:40:16
Đề 1:
Thuyết minh về hoa Mai Vàng

Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất dỗi quen thuộc với người Việt Nam: hoa mai vàng.

Mai vàng thuộc họ hàng mai, vốn là một loài cây hoang dã, mọc nơi núi rừng với dáng vẻ tự nhiên mà quyến rũ. Trải qua thời gian cùng với nhu cầu thưởng ngoạn, trao gởi tâm linh, con người đã phát hiện, thuần dưỡng và xem mai như một người bạn thân thiết, tao nhã.

Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhín mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Nếu chăm dóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uống cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chết triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.

Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng lúc di dân vào miền Nam lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại dùng cành mai thay thế. Có lẽ thú chơi mai ngày Tết của người Việt ra đời từ đó.Đối với người Việt Nam, nhất là người miền Trung và miền Nam, mai thường là một thứ hoa thường không thể thiếu trong ngày Tết. Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhá, vừa để tô điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đong. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: "Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen". Mai là biểu tượng của người quân tử, là bạn tâm giao của những người thanh lịch, tao nhã.

Mai là một cây quý của người Việt Nam. Hiểu biết về cây mai sẽ giúp chúng ta khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng niu trân trọng và biết cách làm tôn vinh giá trị của mai, góp phần làm cho ngàn hoa của xứ sở luôn rực rỡ sắc hương.

1
0
Meu
07/03/2020 16:43:04
Đề 3:

   Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

QUẢNG CÁO

   Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

   Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

QUẢNG CÁO

   Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

   Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

QUẢNG CÁO

   Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

   Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

   Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

   Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

0
0
nat
07/03/2020 17:02:49

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vào dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu
 

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

0
0
nat
07/03/2020 17:05:13
2. 

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.

Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.

Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.

Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!

Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

0
0
nat
07/03/2020 17:07:08
3. 

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.

Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907 Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.

0
0
Ẩn Danh
07/03/2020 17:32:02

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

 

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

0
0
Ẩn Danh
07/03/2020 17:32:39

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.

Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907 Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư