Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về tâm trạng người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình


Nhận xét về tâm trạng người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.”
 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
761
3
2
Need not to know
08/03/2020 19:42:38

Có lẽ, tình cảm gia đình là một thứ gì đó khó nói thành lời mà mỗi khi nhắc đến con người ta lại cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Tình cảm đó có thể là tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cái đối với ông bà… Truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh đã phản ánh chân thực tình cảm của người em gái đối với anh trai của mình.

Chỉ thông qua bức tranh, cô bé đã thể hiện được những gì mà mình muốn gửi gắm đến người anh và cũng chính bức tranh đó đã khiến người anh hiểu ra nhiều điều từ em gái thân yêu của mình.

Câu chuyện kể về tình cảm anh em trong gia đình. Ban đầu, người anh luôn khó chịu với Kiều Phương- em gái của mình vì cô bé luôn nghịch ngợm, suốt ngày bị lấm bẩn và được người anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Đứa em gái không tỏ ra khó chịu mà còn rất thích cái biệt danh mà anh trai đã đặt và còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Qua đó ta có thể thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của cô bé.

Người anh trai đã theo dõi những hoạt động của cô em gái, chính cô bé nghịch ngợm ấy đã có những hành động làm anh trai nghi ngờ. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều được cô lật tung lên, ngay cả chiếc nồi cũng được cô em gái cạo trắng xóa.

Thái độ của người anh trai bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng của cô bé Kiều Phương, đây chính là một thiên tài hội họa mà không hề ai biết. Chính những bức tranh mà Kiều Phương vẽ được cất giấu trong vườn đã nói lên điều đó.

Họa sĩ Tiến Lê đã nói với bố mẹ Kiều Phương, chính bố mẹ của cô bé cũng bất ngờ về tài năng của con gái mình. Kể từ khi bố mẹ biết được tài năng của Kiều Phương, người anh trai cảm thấy mình như là người thừa trong gia đình, không có tài năng gì đặc biệt để thể hiện cho bố mẹ thấy, hai anh em bắt đầu xa cách hơn và chỉ một lỗi nhỏ của cô em gái thôi thì người anh đã quát mắng, gắt um lên.

Qua việc tham gia hội thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã thể hiện tình cảm của mình đối với người anh trai mà bấy lâu luôn quát mắng, kho chịu với những việc làm của cô. Nhớ lời dạy của chú Tiến Lê là “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” thì cô em gái Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình trong một cuộc thi hết sức quan trọng đối với cô. Lúc biết tin bức tranh được giải nhất, cô bé đã ôm chầm lấy người anh trai và muốn anh đi nhận giải cùng mình. Lúc này, người anh không hiểu chuyện gì xảy ra và viện cớ đẩy nhẹ cô em gái của mình ra.

Diễn biến tâm lý của người anh mà tác giả Tạ Duy Anh đã xây dựng nên có những chuyển biến rõ rệt. Khi biết được trong bức tranh mà cô em gái đoạt giải ấy lại chính là hình ảnh của người anh. Từ một người luôn không hài lòng, khó chịu với cô em gái thì ngay lúc này, người anh lại thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Người anh trai ngỡ ngàng khi nhìn thấy chính bản thân mình trong bức tranh mà cô em gái vẽ, đó như là một món quà vô giá do chính tình cảm của người em gây dựng nên. Sau sự ngỡ ngàng, người anh lại cảm thấy hãnh diện vì có một cô em gái tài năng đến vậy. Không chỉ tài năng, Kiểu Phương còn là một cô em gái biết quan tâm, biết nghĩ đến anh trai của mình, ở cô còn có cả sự khoan dung và trái tim nhân hậu, vị tha. Sự xấu hổ của người anh được thể hiện tiếp theo. Người anh xấu hổ vì những gì mà mình đã đối xử với em gái, đáng ra người anh phải tự hào vì có một người em gái tài năng, biết quan tâm đến mình như thế.

Tác giả Tạ Duy Anh đã làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về sự thay đổi trong tâm trạng của người anh. Những gì thay đổi trong trạng thái tâm lý của người anh kể từ khi nhìn thấy bức tranh của cô em gái tuyệt vời của mình diễn ra một cách liên tục. Qua bức tranh của em gái, người anh đã hiểu rõ hơn tình cảm mà người em dành cho mình, không phải như những gì mình đã nghĩ về em gái. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã xây dựng thành công cả cốt truyện lẫn nhân vật, theo đó là diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng chi tiết của tác phẩm. Cảm ơn tác giả Tạ Duy Anh đã mang đến cho người đọc một tác phẩm hay và ý nghĩa như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Need not to know
08/03/2020 19:43:08
chấm cho milk NHA
5
2
Detective Pikachu
08/03/2020 19:43:30

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

 

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

5
0

Có lẽ, tình cảm gia đình là một thứ gì đó khó nói thành lời mà mỗi khi nhắc đến con người ta lại cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Tình cảm đó có thể là tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cái đối với ông bà… Truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh đã phản ánh chân thực tình cảm của người em gái đối với anh trai của mình.

Chỉ thông qua bức tranh, cô bé đã thể hiện được những gì mà mình muốn gửi gắm đến người anh và cũng chính bức tranh đó đã khiến người anh hiểu ra nhiều điều từ em gái thân yêu của mình.

Câu chuyện kể về tình cảm anh em trong gia đình. Ban đầu, người anh luôn khó chịu với Kiều Phương- em gái của mình vì cô bé luôn nghịch ngợm, suốt ngày bị lấm bẩn và được người anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Đứa em gái không tỏ ra khó chịu mà còn rất thích cái biệt danh mà anh trai đã đặt và còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Qua đó ta có thể thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của cô bé.

Người anh trai đã theo dõi những hoạt động của cô em gái, chính cô bé nghịch ngợm ấy đã có những hành động làm anh trai nghi ngờ. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều được cô lật tung lên, ngay cả chiếc nồi cũng được cô em gái cạo trắng xóa.

Thái độ của người anh trai bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng của cô bé Kiều Phương, đây chính là một thiên tài hội họa mà không hề ai biết. Chính những bức tranh mà Kiều Phương vẽ được cất giấu trong vườn đã nói lên điều đó.

Họa sĩ Tiến Lê đã nói với bố mẹ Kiều Phương, chính bố mẹ của cô bé cũng bất ngờ về tài năng của con gái mình. Kể từ khi bố mẹ biết được tài năng của Kiều Phương, người anh trai cảm thấy mình như là người thừa trong gia đình, không có tài năng gì đặc biệt để thể hiện cho bố mẹ thấy, hai anh em bắt đầu xa cách hơn và chỉ một lỗi nhỏ của cô em gái thôi thì người anh đã quát mắng, gắt um lên.

Qua việc tham gia hội thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã thể hiện tình cảm của mình đối với người anh trai mà bấy lâu luôn quát mắng, kho chịu với những việc làm của cô. Nhớ lời dạy của chú Tiến Lê là “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” thì cô em gái Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình trong một cuộc thi hết sức quan trọng đối với cô. Lúc biết tin bức tranh được giải nhất, cô bé đã ôm chầm lấy người anh trai và muốn anh đi nhận giải cùng mình. Lúc này, người anh không hiểu chuyện gì xảy ra và viện cớ đẩy nhẹ cô em gái của mình ra.

Diễn biến tâm lý của người anh mà tác giả Tạ Duy Anh đã xây dựng nên có những chuyển biến rõ rệt. Khi biết được trong bức tranh mà cô em gái đoạt giải ấy lại chính là hình ảnh của người anh. Từ một người luôn không hài lòng, khó chịu với cô em gái thì ngay lúc này, người anh lại thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Người anh trai ngỡ ngàng khi nhìn thấy chính bản thân mình trong bức tranh mà cô em gái vẽ, đó như là một món quà vô giá do chính tình cảm của người em gây dựng nên. Sau sự ngỡ ngàng, người anh lại cảm thấy hãnh diện vì có một cô em gái tài năng đến vậy. Không chỉ tài năng, Kiểu Phương còn là một cô em gái biết quan tâm, biết nghĩ đến anh trai của mình, ở cô còn có cả sự khoan dung và trái tim nhân hậu, vị tha. Sự xấu hổ của người anh được thể hiện tiếp theo. Người anh xấu hổ vì những gì mà mình đã đối xử với em gái, đáng ra người anh phải tự hào vì có một người em gái tài năng, biết quan tâm đến mình như thế.

Tác giả Tạ Duy Anh đã làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về sự thay đổi trong tâm trạng của người anh. Những gì thay đổi trong trạng thái tâm lý của người anh kể từ khi nhìn thấy bức tranh của cô em gái tuyệt vời của mình diễn ra một cách liên tục. Qua bức tranh của em gái, người anh đã hiểu rõ hơn tình cảm mà người em dành cho mình, không phải như những gì mình đã nghĩ về em gái. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã xây dựng thành công cả cốt truyện lẫn nhân vật, theo đó là diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng chi tiết của tác phẩm. Cảm ơn tác giả Tạ Duy Anh đã mang đến cho người đọc một tác phẩm hay và ý nghĩa như vậy.


Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×