Địa lý học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả trái đất"[1]) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất.[2] Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất". Người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này là Eratosthenes (276–194 TCN).[3] Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lý là phân tích không gian của tự nhiên và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực, nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Khoa học Trái Đất.[4] Tuy nhiên, địa lý hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về trái đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và đến được như thế nào. Địa lý đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối giữa con người và khoa học vật lý". Địa lý được chia thành hai nhánh chính: Địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên.[5][6][7], một đặc điểm khác của môn địa lý là các thông số rất dễ thay đổi theo thời gian. Địa lý học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả trái đất"[1]) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất.[2] Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất". Người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này là Eratosthenes (276–194 TCN).[3] Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lý là phân tích không gian của tự nhiên và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực, nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Khoa học Trái Đất.[4] Tuy nhiên, địa lý hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về trái đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và đến được như thế nào. Địa lý đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối giữa con người và khoa học vật lý". Địa lý được chia thành hai nhánh chính: Địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên.[5][6][7], một đặc điểm khác của môn địa lý là các thông số rất dễ thay đổi theo thời gian.