Câu 1. Ngoài chức năng chính, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác nữa ?
_
Câu 2. Câu nghi vấn không dùng để hỏi thường kết thúc bằng những dấu câu
nào ?
Câu 3. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
a) Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
g) Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng, lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy! … Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!…Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
(Nam Cao, Lão Hạc)
h) Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
(Khái Hưng, Lá rụng)
i) Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm…Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)
(1) Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
(2) Các câu nghi vấn trên dung để làm gì?
(3) Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).
Câu 4. Điền từ nghi vấn thích hợp vào chỗ còn trống: chăng, sao, à, làm sao.
a. …..chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
(Con Rồng cháu Tiên)
b. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
- Này, em không để chúng nó yên được …….?
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
c. Thuyền về có nhớ bến ……?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
d. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy, chăn dắt…..?
( Sọ dừa)
Câu 5. Nối các câu nghi vấn ở cột A với chứa năng ở cột B
A
B
1. Người sao một hẹn thì nên?
Người sao chin hẹn mười thường đơn sai.
(Ca dao)
a.Tức giân
2.Trầu này không phải trầu hàng.
Không bùa, không thuốc, sao chàng không ăn?
(Ca dao)
b.Đe dọa
3.Muốn ăn đòn phải không?
c.Trách móc
4.Hai bên thái duomg Nghị Quế nổi những sợi gân tím bầm:
- Nó vẫn không mở mấy con chó ra à?
( Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
d.Cầu khiến (mời)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |