3/ KIỂU CÂU XÉT THEO MỤC ĐÍCH NÓI.
Câu nghi vấn:
+ Khái niệm: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, ( có)…không, (đã)…chứ,…) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Chức năng: chức năng chính là dùng để hỏi.
Trong nhiều trường hợp câu ngi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, ohủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dáu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
VD: Phải chăng, Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc đã gián tiếp tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến ?
Câu cấu khiến:Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
VD: Hãy phân loại giác vì đó là tài nguyên quý giá !
Câu cảm thán:Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
VD: Trời ơi ! Trời mưa to quá !
Câu trần thuật:Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu nhiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…
Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
VD: Hôm nay tôi đến thư viện
Câu phủ định:Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như; không, chẳng, chả, chưa, không phải ( là), đâu có phải ( là), đâu ( có),…
Câu phủ định dùng để :
Thông báo , xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
Phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ).
VD: Hình như chiều hôm đó, cô ấy không đến thi