Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ xưa đến nay, việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh luôn được các nhà giáo dục quan tâm, thực hiện. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có đức độ, tài năng nhằm phục vụ đất nước trong tương lai. Người xưa thường dạy con cháu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chính là rất coi trọng vấn đề này. Nó không chỉ tạo dựng mối quan hệ với người xung quanh mà còn thể hiện tư cách, phẩm chất của cá nhân. Đối với lứa tuổi học sinh, các em phải làm gì khi giao tiếp với người xung quanh để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi và trở thành một công dân văn minh, lịch sự, có văn hóa sau này. Xuất phát từ mục đích ý nghĩa đó, qua thực tế công tác, chúng tôi trình bày một vài suy nghĩ về việc xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường như sau:
1.Trong nhà trường : Trường học là nơi rèn đức, rèn tài của người học sinh. Trong môi trường này, mỗi học sinh phải lưu ý rõ về bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.
a) Với thầy cô, nhân viên : Chào hỏi lễ phép khi gặp mặt. Không lẫn tránh hoặc tỏ thái độ dửng dưng:
- Khi giao tiếp luôn giữ lễ, không vì quá gần gũi mà có những cử chỉ, lời nói vượt quá mối quan hệ thầy trò.
-Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô và nhân viên.
-Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa, điều chỉnh hành vi của mình, không vì thế mà đặt điều nói xấu sau lưng thầy cô.
-Trường hợp bị oan, đến gặp thầy cô lễ phép giải bày không nên về báo phụ huynh đến đôi co làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình và nhà trường.
-Khi thầy cô vào hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế nghiêm trang để chào. Cử chỉ miễn cưỡng đứng chào được xem là vô lễ.
b)Với quan khách đến liên hệ với trường : Khách đến trường bao gồm các vị lãnh đạo trong ngành, trong chính quyền, đơn vị, đoàn thể, tổ chức có liên quan, các bậc phụ huynh hoặc nhân dân đến liên hệ công việc. Khi khách đến cần thể hiện sự tôn trọng, kính mến.
Cụ thể :
-Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với thái độ niềm nở, trân trọng.
-Không nhìn soi mói hoặc bàn tán, cợt nhã.
-Không đến gần phương tiện đi lại của khách để ngắm nghía, sờ soạng.
-Khi khách vào thăm lớp hay liên hệ với thầy cô, hãy đứng dậy nghiêm trang chào. Hành động đó cũng đựơc thực hiện khi khách rời lớp.
-Trong khi thầy cô trao đổi với khách ở ngoài lớp, hãy ngồi im lặng trong lớp chờ thầy cô vào. Việc gây ôn ào sẽ khiến khách đánh giá thấp về lớp và trường của mình.
c) Với các anh chị lớp trên, bạn bè và các em lớp dưới :
*Với anh chị lớp trên :
- Cần thể hiện sự tôn trọng, xem như là anh chị trong gia đình, không được ỷ thân ỷ thế hỗn láo.
-Khi có chuyện bất bình, hãy đến trình bày với giám thị, thầy cố giải quyết, không tự ý gọi bạn bè, anh chị đến gây sự làm ảnh hưởng nền nếp của nhà trường.
*Với bạn bè cùng trang lứa và các em lớp dưới :
- Luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ khi có bất hoà hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn.
-Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống, trong học tập.
-Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, lập băng nhóm gây hiềm khích trong tập thể.
2. Những hành động và lời nói thông dụng trong ứng xử :
* Với người trên hàng:
- Cúi đầu chào kết hợp với lời nói lễ phép:Thưa (...) tuỳ theo mối quan hệ và giới tính để xưng hô cho phù hợp. Nếu dùng từ “Chào” thì sau từ xưng hô phải có từ “ạ”
- Trường hợp bắt tay, phải để người trên hàng đưa tay trước. Khi bắt phải nắm tay chặt để thể hiện sự thân mật. Không nên chặt quá gây cảm giác đau cho người khác hoặc buông lỏng mang tính chiếu lệ tạo cảm tưởng hờ hững.
* Với nguời ngang hàng, dưới hàng:
- Có thể dùng lời thân thiện: Chào (bạn /em) hoặc mỉm cười, đưa tay chào, hoặc dùng những câu nói xã giao “ Bạn đi đâu đó, đang làm gì vậy, có khoẻ không”.
- Có thể dùng cử chỉ vỗ vai nhẹ nhàng hoặc bắt tay để tạo sự thân mật. Trường hợp bắt tay với nữ giới hãy chờ họ đưa tay trước và tránh những lời nói suồng sã.
b) Nói lời xin lỗi và nhận lời xin lỗi:
* Trường hợp xin lỗi:
- Khi làm người khác khó chịu hoặc thiệt hại về vật chất hay tinh thần dù là nhỏ nhất, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với thái độ hối tiếc.
- Khi xin lỗi đừng cho đó là việc tự hạ mình, ngược lại hành động đó khiến cho người được xin lỗi không chỉ dễ chịu mà còn đánh giá mình là người có văn hóa.
* Nhận lời xin lỗi:
- Khi được người khác xin lỗi hãy vui vẻ trả lời: “không sao” hoặc “không có gì”. Nếu đối tượng có vai vế lớn hơn hãy thêm từ “ạ!”
- Tránh im lặng ra dấu cho qua hoặc quay người bỏ đi. Làm thế không giải toả được sự hối tiếc của người đã xin lỗi, có khi gây ra hiềm khích.
c) Yêu cầu được giúp đỡ và lời cảm ơn khi được giúp đỡ:
* Yêu cầu được giúp đỡ: Hãy nói với một thái độ nhã nhặn, thân thiện:
- “ Xin … vui lòng giúp đỡ…”
- Bạn có thể giúp tôi .. …được không?
- “ Xin lỗi, có thể cho tôi biết …”
* Sau khi được giúp đỡ: Hãy nói “ cám ơn” hoặc “cảm ơn nhiều” với một nụ cười tươi tắn và thái độ biết ơn.
* Đề nghị giúp đỡ người khác:
- Khi thấy có người xách nặng hoặc đang kéo xe lên dốc hay đang đau đớn, cần sự dìu dắt… ta nên đến đề nghị được giúp đỡ họ. Trước khi thực hiện cần vui vẽ nói: “ Tôi có thể giúp … một tay được không ?” ,“ Tôi làm gì để có thể giúp …?”
* Trả lời khi được cảm ơn:
-Khi được người khác bày tỏ sự cảm ơn nên đáp lại bằng thái độ vui vẻ, cởi mở cùng câu nói: “Không có gì”; nếu đối tượng trên hàng hãy thêm từ “ạ” ở cuối lời nói hoặc từ”dạ” ở trước câu nói.
- Khi có chuông báo, hãy nhấc ống nghe và bắt đầu bằng hai tiếng “A lô!” sau đó giới thiệu tên mình hoặc nhà mình và nhã nhặn hỏi người gọi cần trao đổi có việc gì? Nếu người gọi cần gặp một thành viên trong gia đình, hãy lịch sự bảo: “Xin … vui lòng chờ máy” và đi gọi người thân. Tránh nói cộc lốc “chờ máy” hoặc không trả lời mà gọi ngay người được gọi.
- Trường hợp người thân đi vắng, hãy thông báo với lời lễ phép, lịch sự, tránh những câu: “Không có nhà”, “đi rồi” và ngắt máy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |