Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên

Ăn quà là một thói quen xấu của học sing trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên 
giúp mình với 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
13.005
33
9
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
27/03/2020 09:22:11

Trường học là môi trường trong lành cung cấp cho chúng ta tri thức, rèn luyện đạo đức cho con người. Vậy mà môi trường ấy đang bị ô nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của chính học sinh, mà ăn quà vặt là một hiện tượng phổ biến. Dẫu biết rằng ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống nhưng ăn gì, ăn như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm. Các loại quà bánh chứa rất nhiều các chất hóa học, phẩm mầu độc hại,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, sâu răng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó, ăn quà vặt còn trở thành bệnh, thành thói quen xấu khi không có tiền để ăn có thể ăn cắp, ăn trộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Còn các loại giấy kẹo bánh, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa, … là nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
36
10
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
27/03/2020 09:22:33

Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.

Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.

Hiện tượng này xảy ra là do lối sống ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm sạch nhà mình là được còn những nơi công cộng không phải của mình nên ko cần giữ gìn sạch sẽ. Do thói quen đã hình thành từ lâu rất khó có thể sửa đổi: Tiện tay vứt rác ở bất cứ nơi nào, vứt rác một cách vô tư thản nhiên ko cần áy náy, suy nghĩ kể cả ở những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi chùa chiền tôn nghiêm. Do nhiều người không ý thức được rằng hành vi vứt rác của mình là thiếu văn hoá. Do việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên nên trình độ hiểu biết của người dân còn thấp ý thức tự giác chưa cao. Việc xử phạt những người chưa có ý thức chưa thực sự nghiêm.

Chúng ta cần kiên quyết phê phán hiện tượng thiếu văn hoá ấy và cân phải chấm dứt. Mọi người chúng ta hãy tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này. Phải thấy rõ sự nguy hại lâu dài của việc vứt rác bừa bãi. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh sạch đẹp. Trái đất mới thực sự trở thành ngôi nhà chung đáng yêu của cả nhân loại và chất lượng cuộc sống của con người cần được nâng cao. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc thi về môi trường, tổ chức buổi lao động vệ sinh thu gom rác thải ở những khu dân cư, trong trường học, tuyên truyền về tác hại vủa việc vứt rác bừa bãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường của một số nước ngoài. Xử phạt nghiêm minh những người có hành vi thiếu văn hoá về môi trường để răn đe nhiều người khác chấp hành. Làm được những việc như trên chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể hiện tượng xấu đó và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.\

Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ

Tuyến Lê
bạn chưa cs phần kết bài thì phải
26
7
Phan Thế Hùng
27/03/2020 09:22:44
Hiện nay tình trạng HS sinh viên ăn quà vặt, hàng quán trước cổng trường đang xảy ra khá phổ biến. Sự việc tưởng nhỏ nhặt nhưng không chỉ trở thành tật xấu mà còn gây ảnh hưởng tới nề nếp trật tự, vệ sinh môi trường và cả cho chính sức khỏe của bản thân người ăn vặt.
Dạo quanh trước các cổng trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trước và sau giờ học, chúng tôi bắt gặp cảnh học sinh, sinh viên đứng ngồi la liệt tại các hàng quán khu vực xung quanh khu vực trường học. Từ những hàng nước bầy bán trên vỉa hè, các quán cóc nho nhỏ với dăm ba loại hoa quả, bánh kẹo… luôn chật ních học sinh, sinh viên. Thậm chí có những bạn trẻ ngồi bệt xuống đất để ngắm cảnh phố phường vào giờ tan tầm nhộn nhịp.
Đi dọc các trục đường vào nhà trọ sinh viên hay khu vực có nhiều trường học, các quán vỉa hè mọc lên “như nấm sau mưa”, đông vui như trẩy hội. Từ những hàng bán đồ ăn vặt như: Thịt nướng, thịt rô ti, ốc, nem chua, nem nướng, chè, bánh tráng đập, hoa quả dầm, sinh tố… đến các quán chuyên kinh doanh đồ ăn vặt đều toàn thấy học sinh, sinh viên ngồi ăn. Các chủ quán cho biết ở những nơi đông đúc sinh viên thế này không bao giờ bị ế hàng cả. Những ngày thứ 7, chủ nhật hay những khi thời tiết xấu càng có nhiều khách đến ăn hàng quán.
Một số nơi vỉa hè mất vệ sinh, mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên ô nhiễm nhưng chủ quán vẫn mở hàng bán một cách rất ngang nhiên. Với vài bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ, cáu bẩn, cùng chiếc xe đẩy chất đầy nồi niêu đựng mỳ, bún, thịt, rau… Chén, đĩa vứt bừa bãi dưới lối đi, thức ăn dư thừa đổ tung tóe. Ấy vậy mà hàng quán lúc nào cũng tấp nập người ăn, bởi một lý do đơn giản là rẻ. Em T.A.H.M – học sinh Trường THCS Trưng Vương (Hải Châu, Đà Nẵng) cho hay: “Đã có lần em ăn phải miếng thịt hôi, vừa bỏ vào miệng là phải ói ra ngay. Từ đó, mỗi khi ăn ở mấy quán vỉa hè, em luôn có cảm giác ghê ghê. Nhưng mỗi khi thấy vui vui, bạn bè lại rủ nhau ra hàng quán “nhâm nhi” chút đồ ăn vặt”.
Có thể nói thức ăn hàng quán xung quanh khu vực trường học, nhà trọ có giá khá bình dân nên đã thu hút được số lượng lớn khách hàng là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này thì lại là vấn đề đáng báo động. Không chỉ môi trường xung quanh khu vực bán bị ô nhiễm, thức ăn không được bảo quản tốt, thiếu nước sử dụng… mà người bán chưa được khám sức khỏe định kỳ và còn dùng tay không để bốc thức ăn. Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Trưng Vương lo lắng: “Mỗi khi đến trường đưa đón cháu, thấy cháu cùng bàn bè ngồi ăn đồ vặt trước cổng trường cũng lo lắng lắm. Không biết các loại thức ăn, đồ uống các hàng quán có đảm bảo vệ sinh không, hay là thực phẩm ế ẩm, kém chất lượng bị “phù phép” rồi bán cho các cháu thì nguy hại quá. Nhiều lần nhắc nhở cháu, nhưng tính các cháu lại ham vui…!”.

Qua thực tế tìm hiểu về công tác y tế học đường năm học 2012 -2013 tại các trường trên địa bàn Đà Nẵng và từ các con số thống kê, tổng hợp các loại bệnh mà học sinh, sinh viên thường mắc phải thì cho thấy các bệnh liên quan đến răng miệng, viêm dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa… chiếm đa số. Từ đó, nhiều giáo viên các trường bày tỏ lo ngại trước thực trạng học sinh, sinh viên có thói quen ăn quà vặt. Thói quen đó không những đe dọa đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn, tạo thói quen không tốt cho học sinh, sinh viên.
Trong quá trình đi tìm hiểu tình hình thực tế tại các trường học, chúng tôi nhận thấy hầu hết lãnh đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên ăn quà vặt trước cổng trường và trong lớp học. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trường học còn thờ ơ, buông lỏng quản lý, giáo dục học sinh trong vấn đề này. Thậm chí có trường còn để cho người bán hàng rong, đồ ăn vặt xâm nhập, buôn bán trong sân trường trước giờ vào học và sau mỗi giờ tan học. Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn cho biết: “Chúng tôi cảm thấy khó chịu, bức xúc trước việc một số người dân sống gần khu vực trường bày bán hàng rong gây ảnh hưởng đến cảnh quan nhà trường, tạo thói quen ăn vặt cho học sinh. Tuy nhiên, do họ buôn bán ngoài khu vực trường quản lý nên chúng tôi không thể ngăn cấm. Việc cho bán hay không phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Về phía nhà trường, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh không mua và ăn các loại thực phẩm bày bán trước cổng trường. Nhưng thú thật, tình trạng nhiều học sinh vẫn ăn hàng rong mỗi khi ra khỏi trường vẫn diễn ra phổ biến”.
9
10
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
27/03/2020 09:22:50

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giao dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu

“Của mình thì giữ bo bo

Của người thì thả cho bò nó ăn”

Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư