LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn về di tích lịch sử Hưng Yên

viết văn về di tích lịc sử hưng yên

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.242
2
0
Bill Gates
27/03/2020 15:16:36

Văn Miếu - Xích Đằng

Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu - Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên khu đất cao, rộng khoảng 4.000 m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. Văn Miếu - Xích Đằng hiện còn lưu giữ 9 tấm bia đá, trong đó 8 tấm bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) và 01 tấm bia lập năm Bảo Đại thứ 18 (năm 1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học, 138 vị đỗ đại khoa được lưu danh. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ (đời Trần); Trạng nguyên Nguyễn Kỳ, người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu (triều Mạc). Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.

Trước đây, vào các ngày 10 tháng giêng và 14 tháng 8 tại Văn Miếu - Xích Đằng đều tổ chức tế lễ Khổng Tử, các quan lại đương triều về dự rất đông.

Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Xích Đằng vẫn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc ban đầu gồm: tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dãy tả vu, hữu vu. Văn Miếu Hưng Yên đã trở thành biểu tượng về văn hoá, văn hiến của tỉnh Hưng Yên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Bill Gates
27/03/2020 15:17:19

Chùa Hương Lãng (Chùa Lạng)

Thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Chùa có quy mô lớn, gồm nhiều toà, bố cục kiến trúc theo kiểu "nội công, ngoại quốc". Năm 1955, chùa bắt đầu được trùng tu.

Hiện nay, chùa Hương Lãng còn lưu giữ nhiều di vật thời Lý. Trong đó, giá trị nhất là tượng sư tử (tượng ông Sấm) được tạo bằng phiến đá lớn (2,8 m x 1,5 m x 0,9m) với những nét chạm khắc hết sức tinh xảo và đẹp mắt. Ngoài ra, chùa còn có mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng, chồn và hoa cúc dây; 4 cột đá vuông góc đỡ các xà đá của công trình, nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh hoa sen và hoa cúc rất tỉ mỉ và tinh vi. Đây là những tác phẩm vô giá của thời Lý còn được lưu giữ.

2
0
Bill Gates
27/03/2020 15:17:49
Cho mình 3 điểm ạ , người bạn đồng hương
3
0
Bill Gates
27/03/2020 15:18:41

Chùa Thái Lạc (Chùa Pháp Vân)

Chùa thuộc thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Chùa được xây dựng từ đời Trần (1225 - 1400) và được tu sửa vào các năm 1609, năm 1612, 1630 - 1636, 1691 - 1703. Hiện nay, chùa có kiến trúc theo kiểu "nội công, ngoại quốc", gồm 5 gian tiền đường, 3 gian thượng điện, 2 dãy hành lang mỗi bên 9 gian, nhà tổ 7 gian. Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ mang kiến trúc thời Trần ở gian giữa toà thượng điện. Loại hình này ở nước ta rất hiếm, ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chùa Dâu, chùa Bối Khê. Trên các đố, cột, đấu của bộ vì có nhiều mảng chạm khắc lớn. Khi còn nguyên vẹn, chùa lưu giữ khoảng 20 bức chạm nổi với các đề tài khác nhau, nhưng đến nay tại chùa Thái Lạc còn 16 bức. Chẳng hạn như hình chạm tiên nữ đầu người mình chim, ông phỗng giơ tay đỡ toà tháp sen, tiên nữ cưỡi phượng, thổi tiêu, kéo nhị, thổi sáo, đánh đàn,...

Năm 1964, chùa Thái Lạc được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư