LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định kết cấu đoạn trích. Kết cấu ấy thể hiện điều gì

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Câu 1.Xác định kết cấu đoạn trích? Kết cấu ấy thể hiện điều gì?
Câu 2. Sáu câu đầu cho em biết gì về hoàn cảnh của Thúy Kiều? Trong cảnh ngộ ấy, phóng tầm mắt ra xa, cảnh tượng thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích hiện lên như thế nào trước con mắt buồn rầu của Kiều?
Câu 3. Sáu câu đầu tác giả đã sử dụng những đặc sắc NT gì? Những từ ngữ “bẽ bàng”, “mây sớm đèn khuya”, “nửa tình nửa cảnh” cho em biết gì về hoàn cảnh và tâm trạng của nàng Kiều?
Câu 4.Trong cảnh ngộ bị “khóa xuân”, Thúy Kiều đã nhớ đến những ai? Tâm trạng của nàng như thế nào khi nhớ đến họ?
Câu 5.Vì sao trong cảnh ngộ bị giam cầm nơi đất khách quê người vô cùng tội nghiệp ấy, Kiều lại nhớ đến người yêu (Kim Trọng) trước, nhớ cha mẹ sau? Câu 6. Em có suy nghĩ gì về tình cảm và tấm lòng của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
153
0
0
Thuận
28/03/2020 14:54:54

Qua sáu câu đầu đoạn trích ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngợp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”​

    Nhà thơ dùng từ bẽ bàng để diễn nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, buồn vì cảnh hoang vắng, buồn vì mối tình đầu dang dở khiến lòng như bị xé : “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Như vậy từ cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn vô vọng của Thúy Kiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư