Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm dẫn chứng chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống giặc cứu nước

Tìm dẫn chứng chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống giặc cứu nước.
a. Thời xưa
b. Thời kháng chiến chống Pháp.
c. Thời kháng chiến chống Mỹ.
Giúp em với ạ! Em cảm ơn trước!~pla~pla~

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
474
1
1
Phương
28/03/2020 15:18:40

a) Thời xưa, ông cha ta đã có công xây dựng, giữ nước và dựng nước để có thể giúp chúng ta cho đến ngày nay. Tai sao chúng ta lại ko chịu khuất phục trước những thế lực mạnh như vậy 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Biên phòng - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ suốt 9 năm ròng của nhân dân Việt Nam cuối cùng đã kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đối với thực dân, đế quốc thì thất bại ở Điện Biên Phủ đã buộc chúng phải từ bỏ dã tâm nô dịch nhân dân ta một lần nữa; đồng thời, báo hiệu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn cầu.

Ngược lại, với những quốc gia, dân tộc thuộc địa, bị lệ thuộc thì chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ động viên to lớn cho sự nghiệp giải phóng, giành độc lập. Tiếp sau Điện Biên Phủ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới được chứng kiến sự vùng lên mạnh mẽ của những nước thuộc địa, tiêu biểu có “năm Phi châu” vào những năm 60 của thế kỷ XIX.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ là minh chứng sống động cho sức mạnh của một dân tộc quyết tâm đấu tranh cho khát vọng độc lập, tự do. Cội nguồn của sức mạnh đó chính là truyền thống yêu nước được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[1].

Chính nhờ phát huy truyền thống yêu nước để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ chiến thắng kẻ thù với tiềm lực mạnh hơn rất nhiều lần cả về kinh tế, quân sự, cộng thêm được sự hậu thuẫn, cổ súy của nước đế quốc đầu sỏ.  

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đất ta tuy không rộng, người không đông, song do có vị trí địa-chính trị, địa-quân sự, địa-kinh tế chiến lược, cộng thêm nguồn tài nguyên thiên phong phú nên thường xuyên phải chống lại nhiều kẻ thù hung bạo với cùng một dã tâm xâm lược. Vì lẽ đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với công cuộc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Với lòng nồng nàn yêu nước, trải qua nhiều triều đại, nhân dân ta đã lập nên những chiến công hiển hách lưu dấu sử xanh. Chiến công nối tiếp chiến công, kẻ đi sau nối tiếp người đi trước “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có”[2].

Trong khuôn khổ một bài viết, chúng ta chỉ có thể nhắc tới những chiến thắng, tên người tiêu biểu như: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đánh tan quân Nam Hán của Ngô Quyền mở ra kỷ nguyên độc lập của dân tộc; chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần đánh bại quân Mông-Nguyên, mang đậm dấu ấn về tài thao lược của người anh hùng dân tộc Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kháng chiến chống giặc Minh kéo dài 10 năm (1418-1427), với lãnh tụ nghĩa quân Lê Lợi và đặc biệt là công lao của Nguyễn Trãi-vị quân sư tài ba với tấm lòng sáng như “Khuê tảo”, kết tinh “trí tuệ” của dân tộc ở thời điểm đó; cuộc hành quân thần tốc đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy tài giỏi của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ…

Truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước được các thế hệ người dân đất Việt trao truyền, tiếp nối và một lần nữa tỏa sáng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng ở Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm chiếm và đô hộ Việt Nam kéo dài hơn 80 năm của thực dân Pháp.

Thêm một lần nữa, lịch sử dân tộc lại viết tiếp những trang sử bi hùng. Từ năm 1858 đến năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn, phong trào chống thực dân Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo.

Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và cuối cùng đều thất bại. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào này là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của thời đại và xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng khoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, mở ra trang sử mới cho nhân dân Việt Nam. Kể từ đó, toàn thể dân tộc đoàn kết, thống nhất đi theo ngọn cờ của Đảng. Hàng ngàn chiến sỹ cộng sản sẵn sàng hy sinh bản thân phục vụ lý tưởng, mục đích cứu nước, cứu dân đã trở thành tấm gương sáng, đội quân tiên phong cho quần chúng nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã anh dũng vượt qua sự đàn áp, khủng bố của thực dân, phong kiến, tôi luyện qua các cao trào cách mạng những năm 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945. Khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta vùng đứng lên giành lại độc lập từ tay phát xít Nhật. Âm hưởng của những ngày mùa Thu lịch sử đó mãi vang vọng: “Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
 

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời. Không lâu sau, thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay trở lại cướp nước ta một lần nữa. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [4], toàn dân Việt Nam nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã từng bước đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Mở đầu bằng cuộc kháng chiến Toàn quốc (19-12-1946), quân và dân ta đã phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Không đầy một năm sau, tháng 10-1947, thực dân Pháp tự chuốc lấy thảm bại trong cuộc hành binh lên Việt Bắc, hòng chụp bắt đầu não kháng chiến của ta; đồng thời, đánh dấu sự phá sản của chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

Năm 1950, sau 4 năm kháng chiến, quân và dân ta giành thắng lợi trong Chiến dịch Biên Giới-chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh, buộc thực dân Pháp phải chuyển dần sang chiến lược phòng ngự; mở thông cánh cửa giao lưu quốc tế. Kể từ đây, sau những năm dài “Chiến đấu trong vòng vây”, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của bè bạn năm châu, trước hết là của các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc.

Đến giữa năm 1953, sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, quân Pháp lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Kế hoạch Nava ra đời mau chóng được cả Pháp và Mỹ chấp thuận. Nội dung chủ yếu của bản kế hoạch là dựa vào viện trợ Mỹ, mưu đồ giành một thắng lợi quân sự chiến lược “chuyển bại thành thắng”, giúp nước Pháp rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự.

Sau một loạt hoạt động trên chiến trường Đông Dương không thu được kết quả mong đợi, ngày 20-11-1953, Nava (Henri Navarre) quyết định mở cuộc hành binh Caxto đánh chiếm Điện Biên Phủ và một cuộc hành binh khác từ Luông Pha Băng lên khu giải phóng của Lào ở khu vực sông Nậm Hu, nhằm chặn quân ta tiến công sang Thượng Lào, xây dựng một căn cứ quân sự mạnh ở Tây Bắc, tổ chức lực lượng ở đây thành Binh đoàn tác chiến Tây Bắc. Thực dân Pháp âm mưu nhử chủ lực của đối phương đến lòng chảo Điện Biên-cái “máy nghiền” được chuẩn bị từ trước.

Chiều 13-3-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn. Trải qua những ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”[5], với 3 đợt tiến công, Chiến dịch kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954.

Để tạo dựng được “cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử” Điện Biên Phủ có rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Song tiên quyết vẫn là lòng yêu nước được phát huy đúng thời điểm lịch sử. Một trong những minh chứng đó là sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến bảo đảm hậu cần tại thung lũng Điện Biên Phủ.

Ban đầu, Nava tin tưởng rằng đối thủ của mình không có đủ khả năng vận chuyển lương thực và vũ khí cần thiết để giành chiến thắng. Tác chiến ở một chiến trường xa hậu phương khó khăn lớn nhất đối với chúng ta chính là vấn đề hậu cần. Nếu như đối phương được tiếp tế bằng những phương tiện tối tân thì chúng ta chỉ có những phương tiện thô sơ và dựa vào sức người là chính. Thêm một lần nữa, lòng yêu nước được phát huy cao độ đã lập nên những kỳ tích có một không hai.

Người Pháp đã phạm một sai lầm “đau đớn” là đánh giá thấp năng lực của đối phương. Để đảm bảo tiếp tế trong trận đánh kinh điển này, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” chúng ta đã kết hợp nhiều phương thức vận tải, trong đó lực lượng vận tải bằng xe đạp đóng vai trò nòng cốt. Đây cũng là lực lượng xe đạp thồ quân sự lớn nhất trong lịch sử. Mặc dù, ta có sử dụng 600 xe ô tô vận tải Molotova loại 2,5 tấn do Liên Xô sản xuất cùng thuyền ba ván, ngựa và đội ngũ những người gùi đồ trên vai, thành phần chủ lực của mạng lưới hậu cần vẫn là đội quân xe đạp thồ.

Đội quân “ngựa sắt” đã khiến cho đối phương phải thừa nhận: “Bất kể trường hợp nào thì tướng Giáp cũng đã thắng trong cuộc chiến tranh vận tải với những dân công” (Giuyn Roa-Trận Điện Biên Phủ) [6]; “Việt Minh chỉ có khoảng vài trăm xe tải nhưng có hàng vạn dân công làm đường và làm bè mảng. Yếu tố chính của kỹ thuật vận tải là các đoàn tiếp tế bằng xe đạp thồ có người đẩy và các đoàn dân công vận chuyển bằng đôi vai. Ước tính, riêng họ đã vận chuyển 8.286 tấn tiếp tế lên mặt trận Điện Biên Phủ qua một chặng đường dài 1.000 km. Không quân Pháp đã bất lực trong việc ngăn chặn tiếp tế của địch” (Bécna Phôn-Cuộc bao vây Điện Biên Phủ [7].

Trả lời phỏng vấn của tuần báo “Cách mạng châu Phi” nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Chính tinh thần hy sinh và dũng cảm không bờ bến của nhân dân hậu phương dốc lòng phục vụ tiền tuyến đã giúp chúng tôi giải quyết một vấn đề cực kỳ khó khăn, một vấn đề mà địch cho rằng chúng tôi không thể nào giải quyết được, đó là vấn đề cung cấp lương thực, đạn dược cho mặt trận Điện Biên Phủ cũng như cho các mặt trận phối hợp, trên những tuyến vận chuyển rất dài, trên một quy mô rất lớn, dưới những trận đánh phá và ném bom dữ dội và liên tiếp của không quân Pháp-Mỹ” [8].

Khắc phục mọi khó khăn gian khổ, quân và dân ta đã mở hàng trăm ki-lô-mét đường rừng núi để xe pháo vào chiến dịch; huy động  mọi nguồn lực, vật chất với 20.000 tấn lương thực, thực phẩm và đạn dược đảm bảo cho 87.000 người cả bộ đội và dân công tham gia chiến dịch kéo dài trong nhiều ngày [9]. Nhờ thế, ngay từ trận đầu, khi pháo của ta dội lửa xuống lòng chảo Điện Biên đã khiến quân địch bất ngờ.

Sự tự sát của Piroth ngay từ những ngày đầu khi trận chiến vừa mới diễn ra, là điềm báo cho sự thất thủ nhanh chóng của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Mỗi ngày trôi qua, quân Pháp ở Điện Biên Phủ càng trở nên cùng quẫn. Các đường hào của quân và dân ta như sợi dây thòng lọng ngày càng xiết chặt. Cuối cùng, khi không thể chống đỡ, De Catries cùng toàn bộ ban tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng, kết thúc một “ảo tưởng” của cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Có thể thấy, Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả tất yếu của cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của quân và dân. Chiến thắng to lớn đó chứng minh sức mạnh vĩ đại của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ. Muôn người như một đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một lần nữa, có thể khẳng định chính sự kết hợp của sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh của lòng yêu nước kết hợp với sức mạnh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, sự viện trợ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, cổ vũ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đã lập nên kỳ tích Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×