Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận sâu sắc của em về nhân vật ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích sau:
“ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét : " Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi có một chuyện không may xảy ra . Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược , đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. ”
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Quang Sáng viết truyện Chiếc lược ngà vào năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ. Nhà văn vốn xuất thân ở miền Tây Nam Bộ, ông thường viết về cuộc sống và con người của quê hương trong chiến tranh và sau hoà bình. Truyện ngắn này ra đời trong hoàn cảnh đạn bom ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con của người chiến sĩ cách mạng, trong đó đoạn trích “ Tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm đó… cho đến chỗ “ Tôi sẽ mang về cho cháu”, có thể nói rằng một trong những đoạn trích hay nhất, cảm động sâu sắc về tình cha con anh Sáu.
Chiếc lược ngà là câu chuyện xoanh quanh cốt truyện về người lính có tên là anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc đứa con gái đầu lòng mới một tuổi. Mãi đến khi đứa bé lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà. Con bé không nhận anh Sáu là cha vì vết sẹo trên mặt khiến anh không giống trong bức ảnh chụp cùng với vợ mà bé Thu đã được má cho xem. Đến lúc bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Tình cha con thiêng liêng trỗi dậy mãnh liệt trong em khiến cho mọi người xúc động. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn của giặc, anh Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược ngà cho người bạn, với ý nhờ mang về quê trao tận tay con gái của mình.
Với đoạn trích : Tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm đó…. cho đến chỗ Tôi sẽ mang về cho cháu là một đoạn trích để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất, thuộc tình huống thứ 2 của truyện đó là sau khi chia tay gia đình, anh Sáu cùng bác Ba vào chiến trường chiến đấu tiếp. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn tất cả tình yêu thương, mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng anh đã hi sinh và không kịp trao món quà ấy cho con gái. Tình huống này thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối với con.
Sau khi đến chiến khu miền Đông, anh Sáu nhớ con khôn nguôi, tình cha con trong anh lúc nào cũng dâng trào. Thông qua chi tiết kể của bác Ba, anh Sáu không ngừng nhớ con, hối hận vì đã trót đánh con, nỗi khổ tấm ấy cứ ám ảnh anh Sáu. Lúc ngủ hay đi đâu thì người cha đa cảm ấy luôn nhớ về con “ Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận tại sao mình đánh con”. Nỗi nhớ như thấu cả trời đất, khiến người đọc không chỉ cảm thấy xót xa, thương cảm cho bé Thu và anh Sáu vì chiến tranh mà phải xa cách tình cha con. Chiến tranh đã khiến người cha mất đi hình hài, bắt họ phải xa gia đình, xa con cầm súng đói khổ có khi chỉ được ăn toàn là bắp. Có lẽ tình cha con, tình cảm thiêng liêng gia đình đã giúp họ vượt lên trên tất cả, vượt qua tiếng súng đạn, vết thương về thể xác.
Lời hứa và nỗi nhớ thôi thúc làm một chiếc lược ngà trong anh Sáu không ngừng lớn mạnh, cuối cùng cơ hội làm một chiếc lược ngà cũng đến, khi anh Sáu tìm một chiếc ngà voi khoảnh khắc ấy thật xúc động trong lời kể của bác Ba: “ Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi, mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà. Dồn hết tâm trí và sức lực cùng với sự khéo léo của người lính, anh Sáu tỉ mẩn, chút một “ anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập nhỏ làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ.” Bất kể lúc nào rảnh rỗi anh cũng làm cây lược cho con, cẩn thận chi tiết từng nét một “ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”.
Với tình yêu thương và sự dày công thực hiện, hình hài chiếc lược ngà dần được hiện ra “ Cây lược ngà dài hơn một tấc, bề ngang độ 3 phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có 1 hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tỉ mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng con Thu của ba” phải chăng cây lược là minh chứng sống cho tình yêu thương và nỗi nhớ con của ông Sáu giành cho đứa bé Thu của mình. Nhìn cây lược trong ông Sáu đã đỡ rối tâm trạng hơn, nó xóa đi phần khoảnh khắc lúc anh đánh con.
Nỗi nhớ con của anh Sáu như dàn trải không gian, khiến người đọc như càng thêm thắt lại, nhớ con ở chiến khu xa anh cũng chỉ biết lôi lược ra rồi chải vào mái tóc của mình cho đỡ nhớ. Cây lược ấy giống như dòng nhật kí lưu bút mà anh Sáu nhắn gửi yêu thương vào đó, chỉ mong sớm được gặp con gái “ Những lúc nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi cài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”. Bằng một giọng trần thuật cũng là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện của anh Sáu, bác Ba phần nào đã gửi tới người đọc những hình ảnh yêu thương và cũng chất chứa nỗi day dứt trong lòng người đọc về tình cảm người cha giành cho con nơi quê nhà.
Chiến tranh đến và đi mang theo những hậu quả đau thương, đã có biết bao gia đình, con mất cha, vợ mất chồng, anh chị em ruột trong nhà li tán. Và anh Sáu cũng vậy, khi chưa kịp đưa chiếc lược ngà cho con thì anh đã mất bởi đạn của giặc. Sự đau thương tột cùng của đoạn trích, khi chiếc lược ngà đã xong nhưng anh Sáu đã không được tận tay cho bé Thu. “ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn vào một hồi lâu”. Kí ức mong ngóng trở về với gia đình với đứa con gái tên Thu bé bỏng của anh Sáu đã không còn, chỉ còn lại chiếc lược ngà được gửi gắm vào tay bác Ba mang về cho bé Thu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé .
Qua đoạn trích, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.
Đoạn trích phần nào đã nêu bật được cách sử dụng nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí , cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc,. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.
Qua truyện Chiếc lược ngà và đoạn trích anh Sáu ở căn cứ chiến khu đã diễn tả một cách xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của cha con anh Sáu. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và ngời sáng. Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thiêng liêng mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Vì vậy mà ý nghĩa tố cáo, lên án chiến tranh xâm lược của truyện khá sâu sắc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |