Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Xác định chủ ngữ và vị ngữ

Câu 5: Xác định chủ ngữ, vị ngữ: a. "Hắn lách lưỡi dao vào sườn con gà, cắt riêng hai cái tỏi gà bỏ ra góc mâm. Rồi lật ngửa con gà lên thớt, hắn ướm dao vào giữa xương sống và giơ dao lên chém luôn hai nhát theo chiều dài cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh đều có một nửa xương sống. Một tay giữ thỏi thịt gà, một tay cầm con dao phay, hắn băm lia lịa như không chú ý gì hết. Nhưng mà hình như tay hắn đã có cỡ sẵn, cho nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp. Mười nhát như một, nó chỉ lên khỏi mặt thớt độ già một gang, và cách cái ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt, dịp dàng như tiếng mõ của phường chèo, không lúc nào mau, cũng không lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng nào như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may...” (Nghệ thuật băm thịt gà - trích Việc làng ) b. "Gió lạnh thổi mát trên vừng trán nóng, và cái cảm giác mát ấy khiến tôi dễ chịu. Tôi nghĩ lại đến những cử chỉ và dự định của tôi lúc nãy, thật vừa như khôn khéo, vừa như người mất hồn. Tất cả những cái đó bây giờ xa quá! Tâm trí tôi giãn ra, như một cây tre uốn cong trở lại thẳng thắn lúc thường. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ. Và một mối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng có ý không nghĩ đến, khiến cho các cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc ". (Sợi tóc – Thạch Lam) c. "Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên... Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt” (Biển đẹp -Vũ Tú Nam ). d. "Mở sách tìm một ngày đại an trong tháng, ông tôi gọi mẹ tôi và thím tôi đến, phát lệnh chuẩn bị tắm. Hai bà chạy ríu cả chân vì mừng rỡ, người nào việc nấy, riêng tôi, trong khi chờ đợi thì chơi đùa quanh quẩn ngoài sân với mấy đứa em. e. Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ dội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay do ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè...”(Mảnh vườn xưa hoang vắng - Đỗ Chu) f.“Những tia lửa tỏa ra ở đằng Đông báo hiệu mặt trời mọc. Đám cháy ngày càng lớn; chân trời đỏ rực những lửa. Người ta đợi... vầng Thái dương chưa xuất hiện. Mãi sau”chiềng”lửa mới lừng lững nhô lên. Một điểm sáng như chớp nhoáng tung ra và bao trùm mọi vật trong khoảng đất, trời, tấm màn đen tối bị cuốn hẳn đi. Chúng nhân lại thấy rõ cảnh vật quanh mình có vẻ xinh tươi vì ánh triều dương tô điểm. Sau một đêm mát mẻ cây cỏ tăng thêm sinh lực; nhờ ánh sáng sớm mai và muôn vàn tia sáng soi rọi, hoa lá đượm một màn hương mỏng mảnh, các hạt sương như kim cương lóng lánh phản chiếu trăm sắc ngàn màu.”(phỏng theo J.J Rousseau - Việt luận ) g. “Bến đò Trà Cổ. Hai bên bờ sông, hai kẽ đá sừng sững như hai vết hoang tàn của một chiếc cầu lớn. Mặt trăng xế mãi phương Đoài, chiếu xuống lòng sông hơi gợn sóng một giải lung linh như nắm tơ vàng ngâm lơ lửng. Xe dừng lại, đỗ lù lù trên trên cánh đồng vắng, đợi con đò chập choạng bơi sang. Bốn bề im lặng, chỉ nghe tiếng ánh trăng lờ đờ trôi dưới 4 sông khuya và tiếng mái chèo vỗ nước của con đò lẻ. Đò sang đến giữa dòng thì mặt trăng còn cách chân trời hơn một thước, chiếu dài một vệt rực lên như vàng cháy, phảng phất giống như một chữ I run rẩy chết giữa dòng sông, đang chơi vơi cố ngoi lên với lấy dấu chấm vàng là mảnh trăng treo lạnh lùng ở chân trời. Con đò lừ đừ nhập vào cái vòng ánh sáng vàng rực ấy. Xe sửa soạn xuống phà... Chiếc phà lại buông ra giữa dòng, người tài xế cần kiệm tắt máy đi thành ra chuyến sang ngang âm thầm quá, chỉ nghe tiếng cây sào lớn chọc bì bõm xuống lòng sông...” (Trần Cư -Tiểu thuyết thứ Bảy - 1944 ) h. “Cứ xem cái tướng mạo, cái hình dáng, kiểu cách bên ngoài thì chẳng có ai nghĩ Lê Lựu là một nhà văn. Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như một gã thợ cày vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên. Gương mặt, đầu tóc, quần áo và toàn bộ con người anh như đang tỏa ra mùi bùn đất, mùi nắng gió, mùi bụi bặm của một vùng đồng bãi sông Hồng. Con người ấy có "đắp”com-lê, cà vạt, mũ phớt, kính gọng vàng, giày Môka, nghĩa là tất cả những trang bị, phụ tùng tối tân nhất của đời sống đô thị, thì trông anh vẫn chẳng ra anh trí thức cũng chẳng ra người thành phố. Mặc dù Lê Lựu sống ở Hà Nội, lấy vợ đẻ con ở đất kinh kì này, đã từng nện gót trên nhiều đường phố lớn thế giới, lại ba lần sang Mỹ, nhưng anh vẫn là gã lực điền của vùng đất Khoái Châu, Hưng Yên. Lê Lựu như hòn gạch xỉ, hay nói đúng hơn - như một tảng đá hộc. Đó là một tảng đá nguyên khối, xù xì của thiên nhiên hoang dã mà đời sống hiện đại đô thị và nền văn minh thế giới không thể đẽo gọt được, cũng không thể tác động vào được. Cái chất quê đặc sệt này là cái duyên riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người...” (Trần Đăng Khoa - Trích Chân dung và đối thoại -1999 )

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
511

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×