Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

06/04/2020 18:54:17

Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ

Viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ " Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần " 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
249
0
0
Nguyễn Huỳnh Quốc ...
06/04/2020 18:58:30
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Câu ca dao trên mở đầu bằng hình ảnh so sánh: “Anh em như thể tay chân”, một lối nói quen thuộc của nhân dân lao động giống như "bầu" và “bí”, "dây trầu và cây cau", "gà cùng một mẹ"... Ai cũng biết “tay” và “chân” là hai bộ phận của một cơ thể con người có quan hệ không thể tách rời, luôn luôn khăng khít hỗ trợ cho nhau. Khác nào anh em trong một gia đình, đều cùng một cha mẹ sinh ra, dưới một mái ấm tình thương, có chung với nhau vô vàn kỉ niệm. Do đó, mà có quan hệ tình cảm gắn bó nhau. Anh em có thể giúp đỡ, đùm bọc nhau giống như quan hệ giữa “tay” và “chân” vậy.
Hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể trên đây giúp ta hiểu được tình cảm khăng khít giữa anh chị em. Tình cảm này là nền tảng cho cách đối xử mà câu thứ hai đề cập: “Rách, lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
“Rách”, “lành” là hình ảnh tượng trưng giúp ta hình dung hai hoàn cảnh sống trái ngược nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, cơ cực, sa cơ lỡ vận. Trái lại, “lành” tượng trưng cho cuộc sống thuận chèo mát mái, sung túc, ấm no. Câu thứ hai là lời khuyên về cách cư xử của anh em một nhà trong các hoàn cảnh biến động của đời. Dẫu khi no, khi đói, khi đầy đủ và khi thiếu thốn, lúc nào anh em cũng phải nâng đỡ, đùm bọc lấy nhau trong tình thương yêu máu thịt. Đã là anh em đừng vì hoàn cảnh sống đổi thay mà tình cảm đậm nhạt biến thiên theo.
Câu ca dao trên khẳng định một vấn đề đạo lí mà cũng là vấn đề tình cảm: Đó là tình anh em trong một gia đình. Từ tuổi bé thơ, sống chung với nhau yêu thương, khắng khít nhau như tay chân, anh em, khi lớn lên dù trong hoàn cảnh sống nào cũng phải lưu tâm, giúp đỡ đùm bọc thương yêu nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Peo《Off》
07/04/2020 11:41:08
Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư