Có ý kiến cho rằng "Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có xu hướng thần phục hóa các yếu tố thần tiên kỳ ảo và đề cao sức mạnh của con người". Thật vậy, đặc điểm này trong phong cách sáng tác của Nguyễn Dữ được thể hiện rất rõ trong bài "Chuyện phức phán sự đền Tản Viên". Ngô Tử Văn được xây dựng là hình ảnh của một người bình thường nhưng có tính tình cương trực, bảo vệ công lý. Đối lập với Tử Văn là nhân vật hồn ma tướng giặc chuyên làm chuyện sai trái và vô cùng xảo quyệt. Trong truyện Chức phán sự đền Tản Viên, tên tướng giặc họ Thôi được xây dưng là một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách và vô cùng gian trá, xảo quyệt. Hắn đã làm bao nhiêu việc ác như: cướp ngôi đền của Thổ thần và tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành; đút lót, doạ nạt những thần xung quanh. Khi Tử Văn đốt đền để thể hiện sự chính trực của mình, hắn đã quỷ quyệt dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt anh. Khi Tử Văn không sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Từng hành động và lời buộc tội Tử Văn trước Diêm Vương còn bộc lộ được bản chất của kẻ cướp nước cũng như sự xảo quyệt của hắn. Đối lập với Tử Văn là đại diện của chính nghĩa, của lẽ phải, của tinh thần quật cường thì viên tướng giặc họ Thôi là đại diện cho sự xấu xa, độc ác. Tác giả đã dùng rất nhiều những yếu tố kỳ ảo để nhân vật Tử Văn đại diện cho con người thể hiện được tầm vóc và sức mạnh của mình, chế ngự những thế lực ác độc. Qua hai nhân vật này tác giả đẫ gửi gắm tinh thần yêu nước, tinh thần yêu chính nghĩa của con người Việt Nam cũng như ước mơ về 1 cuộc sống bình đẳng không có bất công; những yếu tố kỳ ảo có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện được thông điệp của tác giả