Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có nhận xét gì về quá trình tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945

Em có nhận xét gì về quá trình tổng khởi nghĩa tháng 8-1945

1 trả lời
Hỏi chi tiết
876
1
0
con cá
10/04/2020 19:07:56

LTS: Hàng năm, ngay từ những ngày đầu tháng 8, người dân Việt Nam lại bồi hồi nhớ lại cuộc cách mạng Tháng 8/1945 với niềm tự hào sâu sắc!

Nhân kỉ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2016), Đại tá Đặng Việt Thủy ôn lại những phút giây lịch sử hào hùng này của dân tộc.

Tòa soạn trân trọng gửi tới quý độc giả!

Theo lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, của Tổng bộ Việt Minh và Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đồng lòng đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa.

Những địa phương không kịp nhận lệnh Tổng khởi nghĩa cùng căn cứ vào Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta") mà lãnh đạo nhân dân nhất loạt vùng lên giành chính quyền.

Toàn dân nổi dậy, triệu người như một!


Lệnh Tổng khởi nghĩa (Ảnh: daidoanket.vn).

Ý chí quật cường của dân tộc vùng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

a) Tại các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên:

2 giờ chiều ngày 16/8/1945, một đơn vị chủ lực của Việt Nam Giải phóng quân xuất phát từ Tân Trào tiến đánh thị xã Thái Nguyên.

Đêm hôm trước (ngày 15/8), một bộ phận khác tiến về phối hợp với các địa phương giải phóng tỉnh lỵ Tuyên Quang...

Mục tiêu tiến công của Giải phóng quân lúc này không còn là những đồn bốt, châu lỵ mà là những căn cứ chính của địch, các thị trấn, thị xã.

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" là quyết tâm của các cán bộ và chiến sĩ Giải phóng quân.

Thị xã Thái Nguyên được chọn làm điểm tiến công chính của Giải phóng quân.

Đây là một đô thị quan trọng án ngữ phía Nam Việt Bắc, một bàn đạp để tràn về trung châu Bắc Bộ, một vị trí yết hầu để đổ về Hà Nội.

Sau cuộc càn quét lên khu giải phóng thất bại, quân đội Nhật ra sức củng cố thị xã Thái Nguyên thành một điểm chốt mạnh để ngăn cản thế uy hiếp của khu giải phóng.

Lực lượng địch ở đây có 400 lính bảo an với 600 súng trường, súng máy và khoảng 120 lính Nhật.

Giải phóng quân từ Tân Trào tiến thẳng về Thái Nguyên, bỏ đằng sau các đồn trại lẻ tẻ của Nhật.

1 giờ trưa ngày 19/8/1945, Giải phóng quân tới làng Thịnh Đán, phía tây thị xã Thái Nguyên thì dừng lại để chuẩn bị đánh chiếm thị xã; trên đường hành quân, lực lượng ta được bổ sung thành một chi đội 450 người.

Trong hai ngày 18 và 19/8/1945, khi Giải phóng quân đang về thị xã Thái Nguyên, thì tại đây các đội tuyên truyền xung phong, tự vệ vũ trang ở địa phương đã tăng cường hoạt động.

Nhiều đội dân quân từ các huyện lân cận mang theo dao, kiếm, giáo, mác, gậy gộc... tấp nập kéo đến cùng Giải phóng quân đánh chiếm thị xã.

Đây là lần đầu tiên Giải phóng quân tập trung nhiều quân nhất đánh vào một thị xã có đông quân địch phòng ngự trong các công sự kiên cố.

Mặc dầu về mặt số lượng, Giải phóng quân không đủ lực lượng để tiêu diệt địch, nhưng căn cứ vào tình hình đặc biệt lúc bấy giờ và tình hình kẻ địch đang bối rối, tan rã, Bộ chỉ huy quyết định hành động.


Cây đa Tân Trào (Ảnh: daidoanket.vn).

4 giờ sáng ngày 20/8/1945, Giải phóng quân cùng nhân dân bao vây thị xã, năm giờ rưỡi sáng, ta trao tối hậu thư cho tên tỉnh trưởng. Tỉnh trưởng đầu hàng, lính bảo an nộp khí giới.

Cùng một lúc, Giải phóng quân đã nổ súng tiến công các doanh trại quân Nhật; ngay loạt súng đầu, ta đã diệt nhiều tên địch.

Sau hai giờ chiến đấu, Giải phóng quân ngừng bắn, đưa thư của Ủy ban khởi nghĩa buộc quân Nhật phải nộp khí giới.

3 giờ chiều, đến hạn định, quân Nhật không chịu nộp khí giới, cuộc chiến đấu lại tiếp tục. Ta chuyển dần từ đánh tập kích sang trận địa bao vây và chiến đấu trên đường phố.

Nhân dân tiếp tục dựng thêm nhiều chiến lũy, mang cơm nước, đạn dược tiếp tế cho bộ đội.

Bộ đội Giải phóng quân kết hợp xung phong với hỏa lực ba-dô-ca, lựu đạn lửa, diệt quân Nhật ở hai ngôi nhà gạch lớn trong thành phố, diệt trại hiến binh rồi bao vây chặt hai doanh trại còn lại.

Quân khởi nghĩa đã làm chủ thành phố, quân Nhật rút hết về Hà Nội.

Ngày 20/8, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại trung tâm thị xã.

Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố bãi bỏ chính quyền tay sai của phát xít Nhật, thành lập chính quyền nhân dân và bắt đầu thi hành chính sách của Chính phủ lâm thời trong thị xã và trong toàn tỉnh.

Hai chi đội Giải phóng quân 3 và 4 được thành lập.

Ở Tuyên Quang, 8 giờ tối ngày 16/8/1945, các lực lượng vũ trang, nửa vũ trang đã tập trung đông đủ ở Ỷ La trên đường Hà Giang - Tuyên Quang để tiến đánh thị xã, một cứ điểm mạnh của giặc Nhật.

Bên cạnh các chiến sĩ Giải phóng quân là các chiến sĩ tự vệ công nhân mỏ than, tự vệ các dân tộc ở thị xã và các xã lân cận; đội ngũ chỉnh tề, vũ trang bằng mã tấu, súng kíp, cuốc chim, choòng, búa, giáo, mác, tên nỏ.

2 giờ sáng ngày 17/8/1945, đoàn quân chia làm hai mũi, một mũi vòng xuống phía nam thị xã Tuyên Quang, một mũi tiến thẳng vào khu trại bảo an binh và các công sở.

Do có binh lính giác ngộ cách mạng hưởng ứng, Giải phóng quân nhanh chóng đột nhập trại bảo an binh, chiếm các vị trí trọng yếu rồi ập vào bắt tên chỉ huy, kêu gọi binh lính đầu hàng.

Cuộc chiến đấu kết thúc mau lẹ, gọn gàng; các đơn vị khác nhanh chóng chiếm các công sở trong thị xã, công chức, nhân viên đã chuẩn bị sẵn đón quân khởi nghĩa; tỉnh trưởng bù nhìn đầu hàng.

Trận tiến công doanh trại quân Nhật diễn ra rất quyết liệt.

Lực lượng quân Nhật gồm hơn một tiểu đoàn, có súng cối và cả sơn pháo; vị trí đóng quân của chúng có tường cao, hào sâu.

Quân khởi nghĩa bám từng bờ hào, nhảy cả lên mái nhà, công kênh nhau vượt tường, dùng dao, súng, mã tấu xung phong đánh quân Nhật.

Bên ngoài, nhân dân xuống đường đông nghịt, biểu tình thị uy, trợ lực cho cuộc tiến công.

Tiếng reo hò của nhân dân biểu tình vang như sấm dậy hòa lẫn tiếng súng trận làm rung chuyển cả thị xã.

Trước sức tiến công mãnh liệt của Giải phóng quân và sức uy hiếp mạnh mẽ của nhân dân khởi nghĩa, quân Nhật phải xin đàm phán nhưng khi được tin có một cánh quân của chúng đang từ Hà Giang kéo về gần tới nơi, quân Nhật lại trở mặt.

Các chiến sĩ Giải phóng quân và tự vệ công nhân lập tức tiếp tục cuộc tiến công, mở nhiều đợt xung phong mãnh liệt. Đến sáng 21/8/1945, quân Nhật rút hết về Hà Nội, Tuyên Quang được giải phóng.

Cuộc đánh chiếm các tỉnh lỵ Thái Nguyên, Tuyên Quang thắng lợi vì Giải phóng quân đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chính trị, dùng cả quân sự, chính trị và binh vận để tiến công quân địch.

b) Tại Hà Nội:

Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc Kỳ, một vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu trong hệ thống phòng thủ, cai trị của Pháp và sau là Nhật ở Đông Dương; cả Pháp và Nhật đều đặt các công sở cai trị quan trọng về quân sự, dân sự ở Hà Nội cùng với việc duy trì lực lượng tay sai ở đây.

Từ năm 1940 đến đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở Hà Nội đã có bước phát triển rõ rệt.

Lực lượng cách mạng đã đông đảo, lực lượng vũ trang đã vững vàng.

Nhân dân Hà Nội đã trải qua những bước đấu tranh từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị và có vũ trang hỗ trợ.

Mọi tầng lớp xã hội đã nhận thức con đường cứu nước của Việt Minh là đúng đắn.

Đêm 9/3/1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo