Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái niệm về từ Hán Việt

Khái niệm về từ Hán Việt
Nêu các cách sử dụng từ Hán Việt
Đặt hai câu trong đó có sử dụng từ Hán Việt
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
665
0
0
Trương Vương
11/04/2020 16:38:15
Tạo bài viết mới Khái niệm về từ Hán - ViệtTừ Hán - Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. ... Hiện nay, số lượng từ Hán - Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán - Việt là từ đa âm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trương Vương
11/04/2020 16:38:33
chấm điểm bạn ơi
2
0
Ô long kem cheese
11/04/2020 16:38:36
Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.


Phân loại

Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

– Từ Hán Việt cổ: các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt trước thời Nhà Đường.

Ví dụ như Tươi: âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”.  Xưa: âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt là “phủ”. Buồn với âm Hán Việt là “phiền”. Kén trong âm Hán Việt là “giản”. Chè trong âm Hán Việt là “trà”.

– Từ Hán Việt: các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt giai đoạn thời nhà Đường cho đến đất nước Việt Nam trong thời gian đầu thế kỷ 10.

+ Từ Hán Việt cổ bắt nguồn tiếng Hán trước Nhà Đường.
+ Từ Hán Việt nguồn gốc từ tiếng Hán thời Nhà Đường.

Ví dụ như gia đình, lịch sử, tự nhiên.

– Từ Hán Việt Việt hoá: các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên khi có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về trường hợp này.

Ví dụ như Gương âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt là “quả”. Cầu trong “cầu đường” với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán Việt là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là “kiếp”. Trồng, giồng: âm Hán Việt của “chúng”. Thuê với âm Hán Việt là “thuế”.

Phân biệt từ Hán Việt với từ mượn khác

Từ mượn phần lớn được lấy từ tiếng nước ngoài như Nga, Anh, Pháp có thể nhận ra dễ dàng qua cách đọc, nói và theo thời gian đã thích nghi với chuẩn mực của tiếng Việt. Khi sử dụng các từ mượn trong cuộc sống hàng ngày người dùng không cảm thấy quá xa lạ hay khác biệt quá nhiều.

Ví dụ:

Góa phụ (từ Hán Việt)

Rocket (từ mượn có nghĩa tên lửa).

Đặc điểm từ Hán Việt

Ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều từ Hán Việt và mang nhiều sắc thái khác nhau như sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.

– Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát;

Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu…

– Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc.

Ví dụ: phu nhân = vợ, chết = băng hà…

– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm,..

Chú ý khi dùng từ Hán Việt

Từ Hán Việt có một số quy tắc riêng mà người sử dụng cần nắm để tránh bị sai nghĩa hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Đồng thời người dùng không nên lạm dụng nhiều từ Hán Việt trong khi nói hoặc viết.

Nói hoặc viết đúng các từ giữa Hán Việt và thuần Việt nhằm tránh sai nghĩa. Ví dụ: “tham quan” thành “thăm quan” có 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hiểu bản chất nghĩa của từ Hán Việt. Ví dụ “yếu điểm” khác với “điểm yếu”.

Dùng đúng sắc thái biểu cảm , tình huốn giao tiếp. Ví dụ: “chết” và “hi sinh”, “ăn” và “xơi”.

Tránh lạm dụng từ Hán Việt trong văn chương và đời sống hàng ngày.

Tại sao dùng sai từ Hán Việt?

Có nhiều trường hợp dùng sai từ Hán Việt nên nghĩa bị thay đổi hoặc dùng không đúng với sắc thái biểu cảm, tình huống giao tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

– Dùng sai do không hiểu nghĩa gốc của từ Hán Việt. Ví dụ như Hôn lễ (lễ cưới), hôn phối (lấy nhau). Còn hôn phu, hôn quân lại mang nghĩa hoàn toàn khác đó là chỉ người chồng, vua tệ bạc.

– Không phân biệt tiếng Hán Việt và tiếng thuần Việt.

– Lạm dụng từ Hán Việt. Ví dụ “tặc” chỉ ăn cướp nhưng nếu dùng “cát tặc”, “vàng tặc” về mặt ngữ pháp là SAI.

– Hiểu sai nghĩa thành ra viết sai. Ví dụ như “tham quan” viết thành “thăm quan” => 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Hằng ngày” viết thành “hàng ngày”.

1
0
con cá
11/04/2020 16:49:25
Tạo bài viết mới Khái niệm về từ Hán - ViệtTừ Hán - Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. ... Hiện nay, số lượng từ Hán - Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán - Việt là từ đa âm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo