Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?

PHẦN 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: ( 4điểm)

Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa...

Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối…chiều qua....cùng chiều.

(Bà Tôi - Kao Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?

Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất.

Câu 3 (1 điểm). Chỉ ra những biện pháp tu từ trong câu thơ thứ ba: Lưng còng đỡ lấy lưng còng Nêu tác dụng.

Câu 4 (1 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ trên

Câu 5: ( 0,5 điểm) Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào?

PHẦN 2:

Câu 1: Trong bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, Hồ Chí Minh cho rằng: “Sống ở trên đời con người phải gian nan, rèn luyện mới thành công”. Em hãy viết đoạn văn NLXH theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên, trong đó có sử dụng liên kết câu theo phương pháp thế và gạch chân. (2điểm)

 Câu 2: Cảm nhận của em đoạn thơ trên:  (4 điểm)

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

………………………

 

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

 


 

 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.502
9
5
minh tâm
11/04/2020 21:19:03

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
5
minh tâm
11/04/2020 21:19:38

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: biểu cảm

Câu 2: Từ đồng nghĩa với từ "hành khất" là "ăn mày" hoặc "ăn xin"

Câu 3: Biện pháp tu từ trong câu thơ "Lưng còng đỡ lấy lưng còng" là: (chọn 1 trong 2)

- Điệp ngữ: "lưng còng"

- Hoán dụ => khắc họa chân dung già nua, nhọc nhằn có phần tội nghiệp của hai người bạn già. Từ "lưng còng" được lặp lại, kết hợp với động từ "đỡ" đã tái hiện một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất.

Câu 4: Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong bài thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ về tình người, lòng nhân ái của người bà đối với người ăn xin. Đó là nét đẹp tinh thần rất cần phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn và nhân lên.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×