Đoạn văn trên đã vẽ nên hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ở câu lục, ta đã bắt gặp hình ảnh so sánh "thân em" với "trái bần trôi". Hình ảnh ấy khiến chúng ta không khỏi xót xa, chạnh lòng. Bởi lẽ nói như vậy chẳng khác nào nói đến sự trôi nổi, bấp bênh của cuộc đời người phụ nữ. Họ sống dật dờ, lay lắt nay đây mai đó. Họ sống vô phương định hình, họ chẳng biết cuộc đời mình đi đâu, về đâu, trôi theo hướng nào. Và rồi câu câu bát đã chứng minh cho kiếp người lưu lạc của người con gái trong xã hội xưa "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu". Với việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên "gió", "sóng" kết hợp với các động từ mạnh "dập", "dồi" cùng câu hỏi tu từ đã cho chúng ta thấy thân phận khổ cực của người phụ nữ xưa. Thật là đau đớn. Người phụ nữ ngày nay không bị chà đạp như xã hội xưa, họ được đối xử bình đẳng tuy nhiên đâu đây vẫn còn những người bị chồng đánh đập, chà đạp, đối xử tàn nhẫn. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ bởi vì họ được xứng đáng hưởng những điều tốt đẹp nhất.