Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến:
- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
Tại sao các thành thị ra đời lại dẫn đến sự suy vong của xã hội phong kiến?Kinh tế thành thị chủ yếu là kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh nhau, tự do buốn bán, tự do kinh doanh đây là một xu hướng tất yếu của xã hội. Vì vậy xã hội phong kiến không phù hợp với nhu cầu tất yếu này. Nên sư suy vong của nó dễ được báo trước.