Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tối đa 15 dòng tả lại một trò chơi dân gian mà em đã tham gia hoặc chứng kiến

  • Viết đoạn văn   tối đa 15dòng tả lại một trò chơi dân gian mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Sau đó chỉ ra trong đoạn văn vừa viết 1 cụm danh từ, động từ, tính từ 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
7.659
29
15
Quang đẹp zai nhức ...
17/04/2020 11:04:16
Ở quê em, các bạn nhỏ, đặc biệt là các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ, thường là 10 chiếc, và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại như vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất. Khi đó, người chơi một mất lượt và phải nhường quyền chơi tiếp cho người thứ hai. Chơi chuyền có mười bàn. Bàn một lấy một que trong một lần tung, bàn hai lấy hai que... và bàn mười chỉ có một lần tung và lấy luôn mười que một lúc. Khi người chơi đã vượt qua bàn mười thì sẽ đến bàn chuyền. Chuyền phải sử dụng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng, ba vòng… Thường là phải chuyền đủ mười vòng. Trong khi tung và chuyền, các bạn thường hát những câu thơ nghe rất hay: Một mốt, một hai, con trai, con hến... Đôi tôi, đôi chị...; hay đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột... Ai chơi liên tục từ bàn một đến hết bàn chuyền là người thắng cuộc trong ván đó. Và được quyền tiếp tục ván sau cho đến khi mất lượt, phải nhường quyền chơi cho người tiếp theo. Người chiến thắng trong toàn cuộc chơi là người thắng nhiều ván nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
12
...
17/04/2020 11:07:49

Việt Nam là một nước đang phát triển và có đời sống vật chất cũng ngày càng tiến bộ. Nhưng không thể phủ nhận đời sống tinh thần dân ta quả thật phong phú và đa dạng từ xa xưa dần dần theo dòng chảy thời gian nó trở thành một nét văn hóa, trong đó có trò chơi kéo co.

    Trò chơi kéo co theo như lời kể thì nó đã có từ rất lâu rồi, từ thời cổ đại ở Ai Cập. Vào những năm 2500 trước công nguyên, trên những ngôi mộ cổ ở Ai Cập có những hình vẽ về một cuộc thi kéo co. Dần dần nó trở thành một trò chơi được ưa chuộng, lan sang Trung Quốc, Hy Lạp,.. Ở Tây Âu, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật như da trâu, bò, dê,… thay cho dây thừng để chơi kéo co.

    Trò chơi kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian phổ biến trong đời sống. Trò chơi này là một trò chơi mang tính đồng đội cao và nó trọng sức mạnh. Và đặc biệt luật chơi cũng cực kì đơn giản, dễ hiểu đối với tất cả mọi người và ai có đủ sức khỏe cũng có thể tham gia. Khi chơi, ta cần chuẩn bị một chiếc dây thừng to, chắc chắn, độ dài vào khoảng 10 mét hoặc có thể hơn. Cùng với đó là một chiếc khăn được buộc giữa chiếc dây, chiếc dây chính là dấu hiệu chiến thắng trong cuộc đọ sức. Kéo co được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào tập tục văn hóa của mỗi vùng nhưng về cơ bản, số người tham dự không giới hạn và chia làm hai phe sao cho số lượng người tham gia ở mỗi phe là bằng nhau. Người chơi dùng hết sức lực của mình kéo sợi dây thừng sao cho chiếc khăn buộc giữa dây nghiêng về phía mình và vượt qua vạch giới hạn của mình trước thì bên đó thắng. Trong một cuộc thi đấu kéo co, người ta cử ra một trọng tài, trọng tài sẽ là người phân định thắng thua giữa hai đội chơi. Trong quá trình chơi, đòi hỏi người tham gia phải kéo hết sức lực, tinh thần đoàn kết cao và khi kéo có thể bị đau rát tay do ma sát với sợi dây thừng,... nhưng bỏ qua những mệt mỏi, khi ta chiến thắng sẽ rất vui vẻ.

    Đối tượng tham gia trò chơi thường là những thanh niên khỏe mạnh, có sự hiếu thắng, tham gia cuộc thi kéo co để đọ sức và khẳng định mình. Có thể là nam cũng có thể là nữ. Trò chơi kéo co đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền, được nhiều người dân đón nhận. Trò chơi kéo co còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

     Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là trò chơi dân gian này đang dần bị lãng quên bởi thế hệ trẻ. Những đứa trẻ say mê với những trò chơi điện tử, mải mê với những bộ phim 3D kịch tính mà quên đi trò chơi truyền thống của dân tộc, không màng đến trò chơi dân gian đã trở thành di sản phi vật thể, là đời sống tinh thần của ông cha ta khi trước. Bởi lẽ đó, chúng ta nên thức tỉnh, rời xa những trò chơi điện tử dù chỉ một ngày để tham gia chơi kéo co, lúc ấy ta mới nhận ra những niềm vui và sự thỏa mãn khi chiến thắng.

    Kéo co - một di sản phi vật thể, một trò chơi gần gũi với con người Việt Nam. Trò chơi dân gian ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người mà chúng ta phải luôn nhớ về và giữ gìn nó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo