Giải Bài Tập Vật Lý Lớp 12
Chương I: Dao Động Cơ
Bài 6: Thực Hành Khảo Sát Thực Nghiệm Các Định Luật Dao Động Của Con Lắc Đơn
Nội dung bài học này các em sẽ được ôn lại toàn bộ kiến thức lí thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn. Bên cạnh đó, giúp các em phát hiện ra một định luật vật lí, và biết cách ứng dụng kết quả để đo gia tốc để xác định gia tốc trọng trường tại nơi thí nghiệm. Qua bài học, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hành, luyện tập khéo léo các thao tác, trung thực, tự tin, đam mê tìm hiểu khoa học.
Tóm Tắt Lý Thyết
I. Mục Đích Thực Hành
Phát hiện ảnh hưởng của biên độ, khối lượng, chiều dài con lắc đơn đối với chu kỳ dao động T. Từ đó tìm ra công thức T=2π√l/g và ứng dụng tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.
II. Cơ Sở Lý Thuyết
1. Con lắc đơn có cấu tạo gồm 1 vật nhỏ có khối lượng m được treo ở đầu của một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, dài l.
Chiều dài l của con lắc đơn được đo bằng thước đo của giá thí nghiệm dùng treo con lắc đơn có cơ cấu điều chỉnh chiều dài con lắc đơn.
2. Cần làm thế nào để phát hiện ra sự phụ thuộc của chu kì dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ vào biên độ dao động?
3. Để phát hiện sự phụ thuộc chu kỳ dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ vào chiều dài con lắc đơn ta khảo sát chu kỳ dao động T của con lắc đơn với chiều dài tăng dần, có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ l tăng thì T giảm
+ l tăng thì T không đổi hay không phụ thuộc T
+ l tăng thì T tăng
4. 4. Làm cách nào để xác định chu kì T với sai số ΔT = 0,02s khi dùng đồng hồ có kim giây? Cho biết sai số khi dùng đồng hồ này là ± 0,2s (gồm sai số chủ quan khi biết và sai số dụng cụ).
III. Kết Quả
1. Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động đối với chu kì T của con lắc đơn.
– Chu kì T1=t1/10=….;T2=t2/10=….;T3=t3/10=….
– Phát biểu định luật về chu kì của con lắc đơn dao động với biện độ nhỏ…
2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng m con lắc đối với chu kỳ T
Với độ dài l = 45(cm) không đổi:
– Con lắc m1=50g có chu kỳ T1=1,31±0.044
– Con lắc m2=20g có chu kỳ T2=1.34±0.00136
Bảng kết quả: (m = 50g, m= 20g)
3. Khảo sát ảnh hường của chiều dài con lắc đơn l đối với chu kì dao động T
Căn cứ các kết quả đo và tính được theo bảng 6.3, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T và l và đồ thị phụ thuộc của T2 vào l.
Nhận xét:
a. Đường biểu diễn T = f(l) có dạng . . . . . . . . . . . . cho thấy rằng : Chu kỳ dao động T …….. tỉ lệ với căn bậc hai độ dài con lắc đơn.
Đường biểu diễn T^2=f(l) có dạng . . . . . . . . . . . . cho thấy rằng : bình phương chu kỳ dao động T^2………………. tỉ lệ với độ dài con lắc đơn . T^2=kl, suy ra T=a√l
– Phát biểu định luật về chiều dài của con lắc đơn.
“Chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ , tại cùng một nơi ,không phụ thuộc vào khối lượng mà tỉ lệ với căn bậc hai của độ dài của con lắc, theo công thức:
T=a√l, với a = √k, trong đó a là hệ số góc của đường biểu diễn T^2=f(l).
b. Công thức lý thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn dao động với biện độ (gốc lệch) nhỏ:
T=2π/√l/g
đã được nghiệm đúng, với tỉ số: 2π/√g=a≈1,98
Từ đó tính được tốc độ trong trường tại nơi làm thí nghiệm:
g=4π^2/a^2=10(m/s2)
4. Xác định công thức về chu kỳ dao động của con lắc đơn
Từ các kết quả thực nghiệm suy ra : Chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ không phụ thưộc vào khối lượng con lắc mà tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài l con của lắc đơn và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí nghiệm, hệ số tỉ lệ : 1√l. T = a
Lời kết
Qua nội dung bài thực hành Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn này, các em cần nắm bắt nôi dung sau đây:
– Nắm thật vững các kiến thưc về dao động cơ học
– Hiểu phương án thí nghiệm và xác định chu kì của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng
– Sau đó tính gia tốc từ trường từ kết quả thí nghiệm với con lắc đơn.