Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau :
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc ,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà .
( Trích Tràng Giang ,Huy Cận )
1) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ?
2) Xác định biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc ,/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa . Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghệ thuật đó . ?
3) Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ láy dợn dợn trong đoạn thơ ?
4) Liên hệ đến hai câu thơ : Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ( Trích Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu) , viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7dòng) phân tích ngắn gọn sự kế thừa và sáng tạo ở câu thơ không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà của Huy Cận .
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1, Vẻ đẹp cổ điển trong đoạn thơ đến từ những hình ảnh thơ được tác giả sử dụng. Những hình ảnh đậm chất cổ điển độc đáo đó chính là hình ảnh của thiên nhiên lớn lao, kì vĩ: từng lớp từng lớp mây đùn ra tạo thành núi bạc không có điểm kết thúc. Cùng với đó, hình ảnh cánh chim bé nhỏ giữa thiên nhiên bao la cũng là hình ảnh thơ đậm chất cổ điển. Trong thơ xưa, các thi nhân cũng thường lấy 1 hình ảnh như vậy để càng làm tăng sự cô đơn, rợn ngợp của thiên nhiên và Huy Cận cũng vậy. Cuối cùng, hình ảnh "khói hoàng hôn" càng làm tăng chất cổ điển trong thơ Huy Cận vì hình ảnh này thường xuất hiện ở những bài thơ cổ.
2,
Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Sự sáng tạo đến từ chỗ mà tác giả sử dụng hai lần từ "Không" (từ phủ định) để khẳng định được nỗi nhớ quê hương da diết của mình trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.
3,
Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ thứ 4 đã gợi ra được cả một bầu tâm sự của tác giả:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vờn con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Hình ảnh mây cao, núi bạc kì vĩ to lớn. Nhà thơ đã lựa chọn sử dụng những hình ảnh lớn lao, kì vĩ. Từ đùn là từ độc đáo thể hiện được sự chuyển động từ bên trong đẩy ra bên ngoài: từng lớp mây trắng cứ bung nở, tỏa ra thành một núi bạc. Lớp lớp là nhiều, chồng lên nhau, không có điểm kết thúc. Hình ảnh mây trắng hết lớp này đến lớp khác như một cây bút bông nở lên trên trời cao. Mây trông như những ngọn núi bạc. Hình ảnh cánh chim là hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, lấy cánh chim để diễn tả sự cô đơn nhỏ bé của vạn vật con người. Và cánh chim nhỏ lại nghiêng đi, không chịu được sức nặng của bóng chiều đang xa xuống. Sự đối lập giữa cảnh bầu trời cao rộng hùng vĩ ở câu trên và cánh chim nhỏ bé ở câu dưới. Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |